QUẢN TRỊ KINH DOANH

Q U A N T R I K I N H D O A N H . G E T F O R U M . N E T
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Welcome to the forum of Business Administration

Quản Trị Kinh Doanh 7 - Hanoi University of Industrial

ShoutMix chat widget
Hỗ trợ trực tuyến Yahoo
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Diễn Đàn
Latest topics
» Phần mềm chat cho ĐTDĐ-siêu rẻ, siêu tiện ích, kết nối Yh
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_icon_minitimeThu Aug 15, 2013 4:33 pm by gafield

» Lịch thi lại kỳ 1 năm thứ 2
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_icon_minitimeThu Feb 09, 2012 11:32 am by candy9x

» Nước hoa Allure Sport Pour Homme
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_icon_minitimeSat Jan 14, 2012 9:44 am by candy9x

» Đề Cương Ôn tập Marketing
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_icon_minitimeTue Jan 03, 2012 8:55 pm by candy9x

» Đề Cương Ôn Tập Tư Tưởng HCM
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_icon_minitimeTue Jan 03, 2012 8:18 pm by candy9x

» Kế hoạch thi học kỳ 1 năm thứ 2
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_icon_minitimeMon Dec 19, 2011 1:30 am by candy9x

» Ớn lạnh cảnh biến thịt thối thành đặc sản
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_icon_minitimeSat Dec 17, 2011 10:45 am by candy9x

» “Bảo dưỡng” đuôi tóc khô xơ
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_icon_minitimeSat Dec 17, 2011 10:38 am by candy9x

» Về việc tổ chức học kỳ phụ thứ nhất năm học 2011-2012 cho các lớp Cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ.
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_icon_minitimeSat Dec 17, 2011 10:15 am by candy9x

» Cười Bé Thui Nhá :D
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_icon_minitimeThu Dec 15, 2011 1:16 pm by canhdongbattan_9x

» 10 chiêu đẩy lùi mối họa ung thư từ di động
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_icon_minitimeSat Nov 26, 2011 8:55 am by Blue_Sky

» 9 lời khuyên khi quyết định mở rộng kinh doanh
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_icon_minitimeFri Nov 25, 2011 12:06 am by candy9x

» Hãy Chia TAy Đi
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_icon_minitimeTue Nov 15, 2011 11:23 pm by Tin CuXi

» Kết quả học tập Tiếng Anh 7.2 ( Thứ 5 )
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_icon_minitimeThu Nov 10, 2011 7:52 am by candy9x

» Ban tin so 4_HAUI lớp Tiếng Anh 7.1 ( Thứ 2 )
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_icon_minitimeThu Nov 10, 2011 7:49 am by candy9x

Top posters
candy9x (499)
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_lcapDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_voting_barDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_rcap 
Tin CuXi (328)
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_lcapDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_voting_barDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_rcap 
chi_can_eya_la_du (235)
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_lcapDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_voting_barDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_rcap 
lazily (181)
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_lcapDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_voting_barDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_rcap 
Blue_Sky (178)
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_lcapDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_voting_barDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_rcap 
newlife_monitor (97)
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_lcapDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_voting_barDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_rcap 
konayuki (70)
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_lcapDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_voting_barDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_rcap 
MoOn_Doll (70)
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_lcapDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_voting_barDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_rcap 
CandyKute_92 (51)
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_lcapDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_voting_barDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_rcap 
vi_sao...??? (49)
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_lcapDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_voting_barDẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_vote_rcap 
November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar
Statistics
Diễn Đàn hiện có 145 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: hoabinh2012_cz

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 2066 in 1004 subjects

 

 DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2

Go down 
Tác giảThông điệp
lazily
Trung Sĩ
Trung Sĩ
lazily


Tổng số bài gửi : 181
Points : 235
0
Join date : 15/04/2011
Age : 32
Đến từ : Hà Nội.

DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2   DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2 I_icon_minitimeFri Apr 22, 2011 1:00 pm








Dấu Ấn Vô Tình Chương 2
Bà Liên giận quá bèn kêu lên khi vừa nghe dứt lời con gái nói :
– Trời đất ! Cay nghiệt dữ vậy. Làm cha làm mẹ mà tính toán với con vậy sao. Có cho chúng không hết nữa là.
– Má ! Má đừng nói lớn kêo người ta nghe.
– Nghe thì nghe. Ở đời mà có cha mẹ vậy sao ? Tính lời với con trong khi nó đang cực khổ, thật là ác nhơn.
– Con thật vô phước phải làm dâu nhà đó.
Bao năm qua, má thấy vợ chồng con ăn nên làm ra được họ trọng vọng, thì ra họ chỉ trọng đồng tiền.
Nga thở dài ảo nảo :
– Tụi con cũng đâu có nghĩ đến ngày nay. Làm bao nhiêu thì anh ấy đưa hết cho ba má anh ấy, chỉ chừa đủ tiền quà bánh tiêu vặt cho hai đứa bé. Con cũng không dám nói gì, vì nghĩ gia đình là gia đình chung, ba má anh ấy đã già, chúng con phải phụng dưỡng, trong khi còn hai đứa em anh ấy đang đi học.
– Con thật khờ !
– Mình ăn ở chung thì sao dám nói hả má Anh ấy lại thờ ơ không giao tiền cho con, có trách có hờn thì anh ấy lại nói ở chung ăn chung mà em cứ tính.
– Bây giờ nó sáng mắt ra chưa ?
– Anh ấy hiếu thảo lại hiền lành, con có buồn thì đành chịu một mình má à.
Má có quen ai má vay tạm cho con, ít hôm con bán được con gom trả.
– Hừ ! Mới ra bán mà cứ vay cứ mượn, tiền lời họ ăn hết lấy đâu đến phiên mình.
– Đành vậy thôi, chớ cứ thấy anh ấy rầu rĩ, con lại không an tâm.
– Chậc ? Chờ má chạy qua bà Ba vay tạm vậy. Không biết có không nữa.
Tiếng nhạc quyện với tiếng cười nói khiến cho khoảng không gian quanh quán rộn rã hẳn lên. Vào buổi đầu ngày, quán rất đông khách, Nga đã tăng cường thêm mấy chục cái ghế mà vẫn không đủ đón khách, – Mệt không em ?
Nga nhoẻn miệng cười với chồng :
– Không, có mệt nữa cũng được. Nếu buôn bán cứ như vậy, chẳng bao lâu chúng ta sẽ trả hết nợ, anh không cần đi làm cho người ta nữa – Cứ bán đi rồi tính, chẳng qua vì em pha cà phê ngon đó thôi.
– Anh chi giỏi nói ngọt. Em định bán thêm cocktail, sinh tố và cả trái cây nừa.
– Mấy khoản kia thì được, còn rượu thì anh nghĩ ở tỉnh nhô này, không ai uống đâu. Một chai rượu mấy trăm ngàn đến cả triệu, em bán sao ra. Họ uống một ly cà phê sữa đá mà còn tính, huống gì loại nước cao cấp đó, chưa kể phải có người biết pha chế. Chúng ta không trả lương nổi cho họ đâu.
Nga chép miệng :
– Thì anh cũng phải cho em ước mơ cao một chút chứ.
Đoàn bật cười :
– Ước trở thành bà hoàng không ước, lại đi ước bán nước.
– Ước cũng có nhiều loại, bình dân hay cao cấp chứ anh. Em chỉ ước bình dân thôi.
Đoàn chạnh lòng nhìn vợ. Gương mặt của nàng vẫn còn mang nhiều nét hồn nhiên ngây thơ, mặc dù đã có với anh Hai đứa con nhưng nàng vẫn rất đẹp, một nét đẹp trẻ thơ, thanh thoát. Đôi mắt đen láy chưa gợn chút bụi đời với hàng mi cong vút, lúc nào cũng như ngơ ngác hỏi người đối diện. Anh không muốn đánh mất vẻ đẹp đó trong mắt nàng. Từ khi nàng tập tành buôn bán, trong lòng anh cứ nơm nớp sợ.
Anh thật vô dụng bất tài không bao bọc được nàng để khiến cho nàng phải bon chen va chạm với đời, điều đó đã làm cho lòng anh đau biết bao.
Nga ngơ ngác khi thấy đang vui Đoàn đã sa sầm nét mặt, cô hỏi :
– Anh sao vậy ?
Đoàn lắc đầu giấu đi niềm đau của mình :
– Không có gì đâu.
– Không có gì mà anh xụ mặt, làm em cứ tưởng anh giận em.
– Làm gì có ! Anh giận em thì anh ở với ai ?
– Hứ !
Đoàn đắm đuối nhìn sắc hồng ửng trên đôi gò má mịn màng của vợ, nếu như không có ai ở đây, ắt hẳn anh đã cắn lên đó rồi:
Anh dịu dàng lên tiếng :
– Nga à ! Em không oán anh chứ ?
Nga ngơ ngác hỏi :
– Sao anh nói vậy ?
Đoàn thở dài :
– Cứ ngỡ anh sẽ bảo bọc, lo lắng cho em sung sướng đến cuối đời. Nào ngờ bây giờ phải để em vất vả, anh thật có lỗi với em.
Nga xúc động đáp :
– Lúc làm vợ chồng, em không hề nghĩ gì. Chỉ biết. em cần có anh bên em là đủ rồi, bây giờ cũng thế.
– Em nói thật chứ ?
– Thật. Em không phải là con búp bê trong tủ kính, em biết chia sẻ với anh.
Đừng bao giờ hỏi em câu hỏi ấy nữa !
– Anh biết.
– Anh à ! Tiền em đã lo đủ rồi, anh đem sang đưa cho ba má đi.
– Tiền đâu em có vậy ?
Em nhờ ngoại thằng Ti đi mượn đở của người ta.
– Vậy để anh đem qua đó. Nga à !
Thấy chồng ngập ngừng, Nga bèn hỏi.
– Còn chuyện gì hả anh ?
– Anh lấy một ít cà phê và trà đem về biếu ba má.
Nga chau mày rồi đáp :
– Để em lấy cho anh !
Đoàn thở ra nhẹ nhõm. Anh cứ ngỡ khi anh hỏi thế, ắt hẳn là Nga sẽ làm mặt giận không đồng ý.
Nga cầm bọc trà và cà phê đưa cho chồng, rồi nói :
– Em không nhỏ mọn vậy đâu.
Đoàn ngượng ngùng đáp :
– Anh cứ sợ em không vui. Thật ra, ba má lên tiếng, anh làm sao từ chối.
Cũng không đáng gì, chẳng qua lúc này vợ chồng mình nghèo phải ki cóp.
– Anh đừng nghĩ gì nữa. Mặc dù có buồn nhưng cũng là cha mẹ, em không để anh khó xử đâu.
– Em thật tốt.
– Anh biết cho em là được rồi. Anh đi đi rồi về nghỉ ngơi.
Thế nhưng Đoàn chưa kịp đi thì ông bà Thành đã vào đến. Nga vội bước ra đón họ :
– Thưa ba má mởi tới !
Đoàn lên tiếng :
– Con định sang ba má, nào ngờ ba má đã đến.
Bà Thành mát mẻ đáp :
– Chờ tụi bây qua chắc vợ chồng tao dài cổ.
Nga nhìn chồng, rồi khẽ khàng thưa :
– Thưa, ba má uống gì con pha ?
– Không cần.
Đoàn ra dấu với vợ rồi nói :
– Em pha cà phê đá cho ba má.
Bà Thành lắc đầu :
– Tao không uống cà phê đâu, nóng lắm !
– Vậy má uống sữa đá nghe ?
Thấy bà im lặng, Đoàn ngoắc tay cho vợ vào trong rồi ghé ngồi xuống bên cạnh nói :
– Vợ con nó cũng vừa gom đủ tiền, con gởi ba má.
– Bao nhiêu vậy ?
– Dạ, hai triệu.
Mặt bà Thành tươi tỉnh. Bà cầm gói tiền bỏ vào túi rồi nói :
– Tháng sau nhớ đưa đúng ngày, đừng để tao qua đó.
Đoàn cười ngượng đáp :
– Dạ, con biết.
– Tụi bây làm ăn lôi thôi quá. Ba bây mà không nói, vợ chồng thằng Tư nó dễ gì đưa bây mượn.
Đoàn chua chát nói :
– Con biêt.
– Bây giờ mà đi ra ngoài mượn tiền lời mười lăm, hai mươi phần chớ không rẻ đâu.
– ...
– Coi bộ làm ăn cũng được dữ. Mới mua thêm ghế phải không ? Hôm khai trương, tao qua đâu có nhiều như vậy ?
– Dạ phải.
Nga lấy cớ phải trông quán, nàng đứng lên đi vào trong, không ở lại nghe cha mẹ chồng nói chuyện. Những lời nói của họ chi khiến cho nàng nghe thêm buồn tủi hờn giận.
Đoàn bước vào trong sau khi tiễn cha mẹ ra về. Nga hỏi :
– Ba má về rồi hả anh ?
Đoàn gật đầu buông xuôi một câu :
– Ờ Cả hai vợ chồng ngồi lặng đi không nói câu nào với nhau. Mãi một lúc lâu Đoàn mới lên tiếng :
– Ngày mốt là sinh nhật ba, má kêu về bên đó chơi Nga thở dài hiểu ý. Nàng buồn bả nói :
– Để em đi mua quà cho ba, còn số tiền này, anh cầm về phụ chú Tư nấu cái gì đó để ăn cho vui.
– Cất đi, anh còn tiền !
– Tiền đâu anh còn ? Tháng lương vừa rồi đóng tiền học cho con hết, anh làm gì còn tiền.
– Em không muốn anh vay mượn lung tung nữa. Em bán, tính ra đã đủ cho gia đình chúng ta sống. Anh tìm việc gì khác làm cho nhẹ nhàng một chút.
– Được mà. Chuyện của anh, em không cần lo.
Nga phật lòng vì câu nói xang lè của chồng. Cô dịu dàng lên tiếng :
– Đã là vợ chồng, anh lo hay em lo cũng thế, miễn sao gia đình chúng ta yên ổn hạnh phúc được rồi. Nếu như anh tìm được việc làm thì em cũng nghỉ bán để ở nhà lo cho hai con.
– Em đừng tính chuyện tương lai nữa , giờ thì tới đâu hay tới đó. Anh không bảo bọc được mẹ con em đã là một phần lỗi của anh rồi.
– Anh đừug nói thế.
– Phải chi ngày đó em đừng ưng anh thì đâu có khổ như vầy.
Nga rớt nước mắt nhìn chồng.
– Anh xin lỗi ...
– Em không muốn nghe anh nói những lời như vậy nữa. Tại sao lúc nào anh cũng tự trách mình ? Đời, ai lại không có lúc thăng trầm, anh còn yêu em là đủ rồi.
Đoàn ôm vợ vào lòng xúc động.
– Em không phải là người bạc bẽo, khổ sở thì quay đi. Ở với nhau bao năm rồi mà anh không hiểu em sao ?
– Anh xin lồi, lúc này làm ăn thất bại, anh nản chí nên hay nghĩ vẩn vơ. Em đừng buồn, anh không vậy nữa đâu.
Ánh mắt đắm đuối của chồng khiến cho lòng Nga thanh thản lại. Trong vòng tay ấm áp của anh, nàng cảm thấy thật an toàn hạnh phúc.
Nga tiễn chồng ra rồi gọi Mai- người phụ việc Thay vì tiếng trả lời, nàng lại nghe những chuỗi cười rúc rích tinh quái vang lên sau lưng mình. Nàng ngơ ngác hỏi :
– Cái gì vậy ?
Mai nhí nhảnh bước ra, cô chỉ chừng hai mươi, gương mặt trái xoan với đôi mắt mí lót, trông cô đẹp cứ như các cô gái Nhật Bản. Từ khi Nga mướn cô vào làm, khách đến quán đông hơn, nhờ vào cái miệng xinh xắn lanh lợi của cô.
Mai nheo nheo mắt nói :
– Em thấy hết, rồi nghe Nga đỏ mặt, lườm Mai :
– Thấy gì ?
– Thì đó đó ... bồ của chị đẹp trai ghê há.
Nga chợt hiểu Mai đã lầm lẫn Đoàn của cô, Cô nói :
– Em nói cái gì ? Anh ấy là chồng chị đó.
Mai ngỡ ngàng nhưng lại trề môi ra chiều không tin :
– Chị đừng xạo !
Nga bật cười :
– Trời đất ? Chị xạo có lợi gì. Anh ấy là chồng của chị đó. Hôm nào chị dẫn Ti anh, Ti em đến quán cho em biết. Chị có hai con rồi.
– vậy sao ? Trời đất ! Vậy mà em cứ tưởng chị chưa có chồng, lầm chết.
– Con nhô này !
– Em có biết đâu. Từ hôm tới đây làm, thấy chị có một mình, em cứ ngỡ chị còn độc thân.
– Anh ấy đi làm xa, lâu lâu mới về !
– Tính ra anh ấy cùng gan ghê hén !
Nga ngơ ngác không hiểu Mai nói gì, thì Mai đã phá lên cười trêu nàng :
– Thì anh âý dám để chị ra quán bán, không sợ người ta cua mất chứ sao.
– Hứ. Chỉ nói nhảm ! Thôi, Coi quán đi. Chị vô dọn dẹp nhà trong một chút.
– Để em làm cho.
– Không cần.
Thật ra, từ hôm Hiệp đi đến giờ, Nga hay vào nhà dọn dẹp quét tước căn nhà ch anh. Trước khi anh đi, anh có giao chìa khóa cho cô, dặn cô cứ vào ở nhưng cô lại không dám. Dù sao đó cũng là nhà riêng của anh và cô cũng không giao việc dọn dẹp cho người khác, vì sợ họ làm xáo trộn vật dụng trong nhà của anh.
Căn nhà cũng không có nhiều đồ đạc cho lắm. Ngoài phòng khách và phòng ngủ của anh thì căn nhà hầu như để trống. Lần đầu tiên vào phòng anh, cô không dám động vào thứ gì chỉ xếp lại số sách vở trên bàn và kéo lại chăn nệm cho ngay ngắnh rồi thôi.
Hôm nay, Nga dừng lại khá lâu bên chiếc bàn của anh. Tấm ảnh của anh đặt lên bàn như đang cười với cô. Trong ảnh, anh mặc một chiếc sơ mi màu vàng nhạt, dứng ngông nghênh bên bờ đá đón gió, mái tóc xõa tung ra hướng biển để lộ gương mặt sáng ngời rạng rỡ, làn áo sơ mi dính sát vào người nối hằn những cơ bắp rắn chắc sạm nẩng. Trông anh thật trẻ trung, khỏe mạnh và cũng thật đẹp. Cái nét đẹp cứ như cám dỗ cuốn hút người đối diện.
Bất giác, Nga cầm bức ảnh lên. Cô không biết, mình đã đứng như thế nhìn bức ảnh được bao lâu, cho đến khi nghe có tiếng động ngoài cửa vọng vào, cô mới vội vã đặt tấm ảnh trở về vị trí cũ, lẩm bẩm :
Mình làm gì vậy ? Thật là điên rồ ! Nghĩ rồi, Nga quét vội lớp bụi trên bàn và vội vã quay ra. Cô bối rối đến sợ hãi như vừa bị bắt gặp làm một điều gì đó thật xấu.
– Chị Nga ! Trong nhà có ma hả ?
Nga nạt ngang lời Mai :
– Nói bậy !
– Vậy sao em thấy chị hớt hơ hớt hải đi như chạy ra vậy ?
– Làm gì có.
Mai tò mò nhìn vào trong; – Nhà đẹp quá chị há, lại rộng nữa, bỏ không uổng ghê. Sao chị không xin chủ vô ở ?
– Nhà của người ta, ai cho mình vô ở, lỡ hư hao mất mát gì mình gánh đâu nổi.
Thừa lúc Nga nói, Mai lách người bước vào trong nhà nhìn ngó săm soi. Cô tò mò xem xét mọi thứ, miệng thì trầm trồ xuýt xoa khiến cho Nga phải nhăn mặt kêu lên :
– Đừng có táy máy tay chân hư dồ đạc hết đó.
Mai chu mũi cười :
– Em coi một chút thôi mà, chị làm gì dữ vậy Chủ không có ở đây sợ gì !
– Không có chủ cho nên chị mới giữ để khỏi mang tiếng. Em ra đi !
Thế nhưng Mai đã đứng lại trước bức ảnh của Hiệp. Cô cầm lên xem rồi thích thú hỏi Nga :
– Chị Nga ! Ai vậy ?
Nga nhăn mặt vì cái tánh tò mò của Mai :
– Chị nói để trả lại chỗ củ, rồi ra cho chị khóa cửa.
Mai xụ mặt ấm ức :
– Chị khó quá vậy !
Thế nhưng Nga đã nghiêm nét mặt gạt đi :
– Em đi ra đi, cho chị khóa cửa. Đừng phá quá, chị không thích ?
Mai phụng phịu bỏ đi ra ngoài, lầm bầm :
– Làm gì dữ vậy !
Tú, ngưởi cùng làm với Mai hỏi khi thấy Mai buông người xuống ghế :
– Gì vậy ?
– Xì !
Mai hậm hực đáp :
– Thấy ghét.
– Bộ bị chị Nga chửi hả ?
Bà dám chửi tao ?
– Vậy chớ làm gì mày chù ụ cái mặt vậy ?
– Vô trong coi một chút mà chị làm như tao ăn cắp đồ vậy.
– Thì người ta không cho thì đừng vô. Mày cũng kỳ, tò mò chi những chuyện không phải của mình.
– Nhà đó cũng đâu phải của bả đâu.
Tú lắc đầu :
– Tao nói thiệt, chị Nga chị hiền chớ gặp chủ khác, họ chửi mày nát mặt rồi.
– Trời ! Thời buổi bây giờ chớ đâu phải lúc xưa. Phải thì làm không phải thì nghỉ, bộ chỗ khác họ không mướn sao. Đi làm thuê mà còn sợ cái gì vậy, chủ họ cần mình, sợ mình chớ làm gì mình sợ họ.
– Mày nói ngược đời quá !
– Không phải sao ? Cỡ tao đi quán nào chủ họ lại không năn nỉ mướn. Thử tao nghỉ, coi bả bán đắt không. Nhờ tao kéo khách cho bả hôm nay, nếu không dễ gì mà bả hốt bạc. Xì ?
Tú thở dài trước miệng lưỡi đanh đá chanh chua của Mai :
– Biết rằng vậy, nhưng gặp chủ tử tế đàng hoàng như chị Nga đâu dễ. Mình làm lâu dài chớ có phải ngày một ngày hai đâu ?
– Tại mày sợ mất việc chớ tao không cần.
– Ê, mà nè Tú !
Đang nói Mai chợt đổi giọng, ngoắc Tú lại gắn. Tú lườm Mai đáp :
– Gì nừa đây ?
– Nói nghe.
– Nói đi ! Nhìn cái mặt của mày gian thấy ớn – Mày vô duyên vừa thôi. Ê Lúc nãy vô nhà, tao thấy tấm hình của anh chàng nào đó trên bàn, trông đẹp trai hết sẩy luôn mày.
– Lảng chưa! Không nết na gì hết.
Tú mắng Mai rồi dợm bỏ đi. Nhưng Mai đã kéo Tú lại :
– Ngồi, nói nghe ! Mày vô làm trước tao, mày biết chủ nhà là ai hông ?
– Không biết.
– Xạo mày.
– Xạo làm gì. Lúc vô phụ chị Nga, tao chỉ thấy có mình chị ấy thôi. Chồng chị ấy tao cũng mới biết đây.
Mai thất vọng :
Ờ kể ra chị ấy có ông chồng cũng đẹp trai ghê, mày há. Nhưng tao vẫn thích anh chàng chủ nhà kia hơn.
Có phải là chủ nhà không ? Lỡ người ta có vợ rồi thì sao ? Mày vô duyên quá. Tao nói thiệt nghen. Đi bán quán chẳng qua chỉ là chuyện phụ thôi, chủ yếu là tìm một anh chàng nào đó để cặp bồ.
– Trời đất !
Mắt của Mai mơ màng, cô nói :
– Biết đâu hôm nào đó, tao lại chẳng làm quen được một chàng đẹp trai giàu có để đổi đời ?
Tú mỉa mai :
– Vậy sao mày không đi kiếm việc khác mà làm ?
Mai liếc xéo Tú :
– Mày nói việc gì ?
Thì lên thành phố đó , đi làm cho mấy chỗ đặc biệt , nơi đó toàn là dân ăn chơi giàu có ra vào, tha hồ cho mày chọn lựa.
Mai đỏ mặt tức giận vì hiểu ý Tú xỏ xiên mình. Cô ném cái bao thuốc đang cầm trên tay vào người Tú rồi rủa :
– Con quỉ ! Tao mà đi được thì mày đừng có lẽo đẽo xin tao cho theo.
– Xì ? Tao không có mơ ban ngày như mày.
– Khách vô kìa, ra hỏi đi con quỷ.
Mai dứ dứ nắm tay về phía Tú rồi mới chịu bỏ đi.
Hiệp bật người ra sau lưng ghế thở phào nhẹ nhõm. Anh vói tay đóng xấp hồ sơ trên bàn rồi lim dim mắt thư giãn sau những giờ căng thẳng làm việc.
Mấy tháng cuối năm, công việc dồn dập đến tối mặt mày. Anh cảm thấy quá mệt mỏi. Nhịp điệu khẩn trương của công việc, cộng thêm cái ồn ào vội vã đến chóng mặt của cuộc sống thường ngày khiến cho anh thèm có một nơi yên tĩnh thoáng đãng để nghỉ ngơi. Anh thèm được hít thở cái không khí trong lành còn mát lạnh hơi sương của buổi ban mai yên ả, thèm được đón những làn gió mát phả lên mặt trong những buổi hoàng hôn đỏ rực rỡ góc trời, để được nghe mùi hương hoa ve vuốt tâm nồn.
Anh rất thèm, rất nhớ, cái thèm cái nhớ cứ thôi thúc giục giã trong lòng, nhất là đôi mắt ấy ... Đôi mắt của người đàn bà ấy cứ như quấn quýt khơi dậy nỗi khao khát đam mê trong anh.
Chưa bao giờ anh thấy mình bất lực như lúc này. Bất lực trước cơn khát đam mê của chính mình.
Nga Chỉ là một cái tên đơn sơ bình thường thế mà anh cứ muốn gọi mãi, gọi mãi cả trong giấc ngủ hàng đêm ? Nga ! Nga ! Ngạ. .
– Anh Hiệp !
Bàn tay mát lạnh của Bảo Châu quấn ngang người anh. Mùi nước hoa đắt tiền cua cô phủ trùm lên không gian quanh anh. Cái mùi nước hoa lúc trước anh rất thích nay bỗng trớ nên ngột ngạt gay gắt. Anh khẽ gỡ tay cô ra khỏi cổ mình, rồi lạnh nhạt nói :
– Em chưa về à ?
Châu quệt mũi anh rồi sà vào lòng anh nủng nịu :
– Nếu về thì đã không ở đây với anh rồi, anh khờ.
Hiệp nhăn mặt :
– Nhân viên còn ở ngoài, lở họ vào thấy thì kỳ lắm.
Châu không ngại còn bá lấy cổ anh cợt nhả :
– Cho họ thấy Hiệp khẽ chau mày :
– Anh còn phải làm việc.
– Anh đó, hôm nay cẩn thận quá vậy. Em đã chốt cửa rồi, không ai vào được đâu. hay là anh ... À ...
Châu hờn dỗi đứng dậy phụng phịu với Hiệp :
– Anh không thích thì thôi.
Cô tưởng sẽ như mọi lần, Hiệp đến dỗ dành cô. Nhưng chờ mãi vẫn không thấy bàn tay quen thuộc của anh đặt lên vai mình, cô quay lại rồi bực tức khi thấy Hiệp đang soạn lại xấp hồ sơ trên bàn. Thái độ của anh thật thờ dững dưng như không màng đến sự hiện diện của cô bên cạnh. Cô cau đôi mày, cáu kỉnh hỏi :
– Anh sao vậy ? .
– ...
– Em hỏi anh đó.
Hiệp uể oai đáp :
– Có sao đâu.
Châu giận dỗi :
– Không mà anh như thế đó !
– Anh làm sao ?
– Hừ ! Nếu không thích thì em về. Thật ra, em sang định rủ anh tối nay đi ăn với em. Hôm nay là ngày kỷ niệm chúng ta quen nhau được hai năm rồi. Không ngờ anh lại thờ ơ như thế.
Nói xong, Châu rân rấn nước mắt dùng dằng bỏ ra cửa. Hiệp chợt thấy thái độ của mình hơi quá đáng. Anh bèn bước theo chặn Châu lại:
– Anh xin lỗi. Công việc lúc này nhiều quá nên anh không khỏe. Em đến đúng lúc anh đang suy nghĩ. Đừng giận được không ?
– Lát nữa, em thích gì anh se mua tặng cho em, coi như chuộc lỗi và cũng như để ghi lại kỷ niệm hôm nay.
Châu dịu giọng nhưng vẫn còn vờ làm nũng, cô nói :
– Định mua chuộc em à ?
– Không có. Em là người hiểu biết, làm sao anh dùng kế sách đó với em được. Thời gian qua nhanh lắm, đừng để hờn giận chiếm hết những giây phút chúng ta bên nhau.
Châu chun mũi lườm anh, còn chút hờn giận cũng tan biến trong ánh mắt ấm áp nồng nàn mà anh đang nhìn cô. Cứ mỗi lần cô giận anh thì anh lại dùng chiêu sách này đối với cô, vì anh biết cô không thể nào phản kháng lại được ánh nhìn như hút hồn người của anh. Cái anh nhìn thật quyến rũ thật nồng nàn, nó như làm tê liệt sự tự chủ của cô và cô chi còn biết phục tùng anh vô điều kiện.
– Chúug ta đi nhé !
Hiệp trớ về nhà thì cũng gần nửa đêm. Một buổi tối thật nhạt nhẽo với Bảo Châu. Từ sau khi gặp Nga tất cả những người phụ nữ bên anh đều trở nên vô vị kể cả Châu, người con gái mà anh đã màn nồng suốt hai năm qua. Có đôi lúc anh tưởng mình có thể cưới cả cô ấy thế mà giờ đây anh chẳng còn chút hứng thú nào khi đi bên cạnh cô nữa.
Thật là kỳ lạ đến khó hiểu, anh không làm sao lý giải được điều này. Nga giống như một con vi rút mang mầm bệnh lạnh cảm gieo vào lòng anh, khiến cho anh chợt dững dưng với hết thảy những người đàn bà quanh mình. Một con vi rút cực kỳ độc hại, nhưng anh lại tha thiết nhớ mong và khao khát. Anh bức bối nằm bật ra giường rồi suy nghĩ.
Giờ này không biết cô ấy đã ngủ chưa ? Ngay lúc này, anh rất muốn được nhìn thấy nàng, chỉ nhìn thôi. Phải, anh chỉ cần được nhìn thấy nàng và nghe được cái giọng nói khê khàng êm ái của nàng là anh đã thấy mãn nguyện rồi.
Cái dáng dấp ấy, cái khuôn mặt ấy, cái cử chỉ e ấp vụng về ấy sao mà quyến rũ đến thế.
Nàng cứ như một trái cấm chín muồi treo trên cao, còn anh thì cứ bất lực đứng nhìn mà thèm khát ước ao.
Nga à ! Em là ai ? Là ác quỉ hay nàng tiên ?
Bây giờ thì anh mới biết tương tư là gì, nó thật khó chịu thật khổ sở. Chưa lần nào trong đời mình anh lại phải cnịu đựng cái cảm giác đáng ghét này.
Bấy lâu nay, anh không thể làm gì và cứ nhớ đến em. Không thể được. Anh không thể nằm dây mà ray rứt, mà dằn vạt chính mình. Cho dù thế nào thì anh cũng là một thằng đàn ông, anh phải làm một cái gì đó để chiếm hữu điều mình ao ước. Anh phải làm một cái gì đó. Nghĩ rồi Hiệp bật dậy.
Cái tỉnh nhỏ vẫn còn nàm ẩn trong sương mù. Cái lạnh của vùng Cao nguyên thật đáng sợ Hiệp cho xe lướt, đi trên con đường vắng của buổi đầu ngày phố xá hai bên đường vẫn còn say ngủ, lác đác chỉ vài hàng quán mở cứa đón khách sớm chẳng mấy chốc quang cảnh quen thuộc dả hiện ra trước mắt anh, lòng anh chợt rộn lên một niền vui khó tả. Anh nhấn ga cho chiếc xe lao vút đi.
Quả đúng như đự đoán của anh. Từ đàng xa, anh đã nhận ra ánh đèn màu nhấp nháy trên chóp quán của nàng.
Hiệp dừng xe rồi kéo ghế ngồi. Quán chưa có một người khách nào ngoài anh.
Nga bước vội ra, hỏi anh :
– Anh uống gì ?
Hiệp ngước nhìn lên, Nga ngạc nhiên đứng ngẩn ra. Chiếc áo khoác da đen, cùng chiếc nón kéo sụp che mất vầng trán khiến cho Nga đã không nhận ra Hiệp.
– Không nhận ra người quen à ?
Nga lúng túng rồi ngượng cười :
– Tôi không ngờ vào giờ này lại gặp anh.
Hiệp vui vẻ bật cười, nụ cười làm ánh mắt của anh long lanh nhay múa. Anh đắm đuối nhìn nàng rồi lên tiếng :
– Giờ này là giờ kẹt à ? Cho dù có là giờ gì chăng nữa, thì tôi muốn đến là đến, em không tiếp tôi sao ?
– Không phài nhưng ... À. Ý của tôi là trời còn quá sớm – Bởi vì tôi biết em đã mở cửa để đón tôi, nên tôi không ngần ngại, cho dù có sớm hơn nứa thì tôi cũng đến.
Nga cảm thấy thái độ và lời nói của Hiệp là lạ. Chỉ không gặp anh có một tháng thôi mà anh như ... làm sao đó !
– Em không vui khi gặp tôi sao ?
Nga tránh ánh mắt của anh, và che giấu sự bối rối của mình bằng một câu hỏi :
– Anh uống cà phê nhé?
Hiệp thoáng phật ý vì biết cô đang muốn né tránh anh :
– Tôi muốn em ngồi đây nói chuyện với tôi.
– ...
– Không được ư ? Chẳng lẽ tôi vượt mấy trăm cây số đường trường để thấy em lạnh nhạt dửng dưng như vậy với tôi ?
Nga cắn môi rồi đáp :
– Tôi không hiểu anh muốn nói gì ? Tôi biết hôm nay đã hơn một tháng là kỳ hạn tôi trả tiền mặt bằng cho anh.
– Hừ !
– Lát nữa tôi soạn tiền rồi gởi cho anh.
Hiệp sầm mặt :
– Tôi đến đây không phải vì vấn đề đó. Em không né tránh được mãi đâu.
– Xin lỗi ...
Vừa hay có người vào quán, Nga chớp lấy cơ hội đó đứng vội dậy. Thế nhưng Hiệp đã lầm lì nắm tay cô ghì chặt trong tay mình. Nga cuống lên rồi giậu dữ gắt lên :
– Anh lịch sự một chút được không ?
Nghĩ sao, Hiệp bỏ tay Nga ra. Nga bỏ mặc anh ngồi nơi góc quán rồi đi lo phần việc của mình cho đến khi Tú và Mai đến.
Mai ngờ ngợ nhìn người dàn ông lầm lì ngồi một mình kể từ khi cô đến.
Trên bàn của anh ta kông có ly nước nào, cô ngạc nhiên và không nén được nổi thắc mắc của mình. Cô hỏi Nga :
Chị Nga ! Cái ông kia không uống gì sao chị ? Nãy giờ em thấy ông ấy cứ ngồi nhìn chị mãi.
– À ! Em ra hới thử đi.
Mai nhìn Nga một thoáng rồi bước ra lên tiếng :
– Anh uống gì không ?
– Gì cũng được.
Đến lúc này Mai mới chợt nhớ ra, cô nghiêng đầu reo lên :
– A ! Tôi nhận ra anh rồi.
Hiệp nhướng mày nhìn Mai. Trước mặt anh là một cô gái xinh xắn và có vẻ lanh lợi. Anh hỏi :
– Cô biết, tôi à ?
– Dạ phải. Em thấy hình anh trong nhà.
– Hôm nọ chị Nga vào dọn dẹp, em theo chị ấy vào nhà nên biết. Chị ấy khó lắm đó, không cho ai vào nhà của anh hết. Hôm ấy em bị chị Nga la cho một trận.
– Vậy à !
– Nhà bỏ trống sao anh không cho chị ấy mượn ở. Có nhà thì tụi em cũng ngủ lại coi quán phụ chị ấy rồi, đâu phải về nhà chi cho cực. Tụi em không phá phách gì đâu.
– Cô tên gì ?
– Em là Mai.
– Cô làm cho Nga được lâu chưa ?
– Dạ, cũng mới đây thôi.
Mai chớp mắt nhìn anh chàng đẹp trai trước mặt rồi cố đem hết sự duyên dáng đáng yêu của mình ra trò chuyện với anh. Chẳng mấy chốc cô đã vui vẻ và thân thiện vởi Hiệp.
Xế trưa, Nga thấy Hiệp chở Mai đi. Cô nhìn theo rồi nỏi Tú :
– Mai nó đi đâu vậy Tú ?
Tú đáp :
– Dạ, chị sai nó đi chợ nấu cơm mà, có lẽ nó nhờ anh Hiệp chở đi.
– Vậy à !
– Con nhỏ đó cũng hay ghê. Mới gặp mà đã thân thiết được rồi. Em thấy nó kết anh ấy lắm. Cũng phải thôi, vừa đẹp trai hoạt bát lạ giàu có ... Một mẫu đàn ông lý tưởng mà nó ao ước bất lâu nay mà.
Nga nhận ra sự ganh tỵ trong giọng nói của Tú. Cô thở dài :
– Chuyện của ai nấy làm. Thôi mặc nó, em ra dọn dẹp đi.
– Dạ.
Từ lúc đó trong lòng Nga có một cái gì đó như không vui. Cho đến khi mâm cơm được dọn ra, như mọi lần chỉ có ba chủ tớ cùng ăn. Thế nhưng hôm nay Nga lại thấy Mai bày thêm một cái chén. Cô lên tiếng hỏi :
– Sao lại thêm một người ?
Mai nhí nhảnh đáp :
– Anh Hiệp ăn chung với mình.
Nga không bằng lòng, cô nói :
– Sao em không nói với chị ?
– Em thấy chuyện cũng không to lớn gì. Vả lại anh ấy là chủ dất, chị mời anh ấy một bữa cơm cũng là lẽ thường tình. Người ta ở xa đến mà. Sáng nay anh ấy còn chở em đi chợ và góp cả tiền chợ nữa.
Nga nhìn mâm cơm, quả nhiên thức ăn thịnh soạn hơn rất nhiều. Cô sầm mặt trách Mai :
– Cho dù thế nào, em cũng phải hỏi qua ý của chị. Nếu như em muốn mời anh ấy là quyền của em, nhứng đây là quán của chị, chị không muốn thấy em tự tiện như thế nữa.
Mai bị rầy thì xụ mặt. La Mai xong Nga bỏ ra ngoài. Tú lấm lét nhìn theo nói nhỏ :
– Mày lại chọc giận chị ấy rồi.
Mai liếc xéo Tú :
– Xì ! Tao chẳng thấy tao sai cái gì cả. Nếu chị ấy không thích thì tao dọn vào nhà cho anh Hiệp ăn, còn mày với chị ấy ăn chung đi.
Tú lắc đầu vì sự ngang bướng của Mai :
– Con nhỏ này nó kỳ thiệt ?
Cái nắng gay gắt của buổi cuối ngày đã dần phai, khi những làn gió mát về làm lao xao những vòm cây ngoài sân. Hai cây đan thoăn thoắt trên tay Nga luồn qua hai sợi len, Nga tận dụng những giờ phút rảnh rỗi quán không có khách để đan cho Đoàn chiếc áo ấm. Từ hôm anh đi đến giờ, anh chỉ nhắn về cho cô có một lần, không hề bàn bạc hay cho cô có thời gian chuẩn bị cho anh.
Anh đi cứ như là một sự dỗi hờn, nỗi nhớ, nỗi thương cứ ray rứt lòng cô.
Quyết định của anh khiến cho cô thẫn thờ hết mấy ngày liền.
Càng ngày, cô càng thấy anh xa cách cô hơn.
Cô chợt thấy mắt mình cay cay. Chiếc que đan rời rạc rồi buông thỏng xuống chiếc rổ mây.
– Nga !
– Nga !
Nga quệt nhanh giọt nước mắt trên mi rồi ngước nhìn lên. Đôi mắt ngỡ ngàng của Hiệp đang đau đáu nhìn cô.
– Em sao vậy ?
Nga quay đi rồi lấy giọng bình thường đáp :
– Tôi không sao.
Hiệp ngồi xuống đối diện với cô rồi nhẹ nhàng lên tiếng :
– Có phải tôi đã làm cho em buồn không ?
Nga lạnh nhạt đáp :
– Chuyện vui buồn của tôi, không liên quan gì đến anh cả.
Hiệp thở dài :
– Em có những câu nói làm đau lòng người khác.
– Tôi không cố ý làm ai đau lòng và càng không muốn người khác hiểu lầm mình.
– Em nói vậy là em đã hiểu được phần nào tâm ý của tôi rồi.
– Tôi không hiểu gì cả.
– Tình cảm là vấn đề mà con người cảm nhận rất nhạy bén. Em không dối được tôi đâu. Tôi chắc em cũng biết vì sao hôm nay tôi có mặt ở đây. Đêm qua tôi đã thức suốt đêm vượt cả mấy trăm cây số để được gặp em.
– Anh Hiệp !.
– Tôi biết là tôi đã khiến cho em bất ngờ. Chính tôi cũug không hiểu tại sao tôi lại giống như một gã con trai mới lớn khi vừa gặp em. Tôi không làm chủ được bản thân mình, lúc nào tôi cũng như một kẻ mất hồn, ngơ ngẩn nhớ mong.
Thật buồn cười phải không. Nhưng chính em đã làm cho tôi trở nên như thế.
– ...
Hiệp buồn bã nhìn Nga, ánh mắt của anh thật da diết nồng nàn :
– Tôi rất muốn có được em bên tôi. Đó là suy nghĩ của tôi lúc này.
Nga bối rối lắc đầu. Hiệp đã khiến cho nàng quá đỗi kinh ngạc. Anh thật táo tợn và thẳng thắn, tuy nhiên lời tỏ tình của anh chỉ khiến cho nàng sợ hãi :
– Anh đừng nói nữa !
– Cho dù em có muốn tránh né cũng không thể tránh né tôi mãi.
– Anh chưa hiểu gì về tôi, tại sao anh lại đám nói những lời như thế với tôi ?
– Chẳng có nỗi sợ nào trong tình yêu của tôi cả. Tôi yêu em và chỉ biết yêu em thế thôi.
– Nhưng tôi thì không.
– Em nói đối ! Tôi đọc được trong mắt em sự bối rối, kể cả sự kiềm chế em đừng cố cưỡng lại mình. Nga !
Nga cuống quýt trước sự cuồng nhiệt của Hiệp, cô lúug túng đến lạc cả giọng :
– Anh điên mất rồi !
Nói xong, cô đứng bật đậy dợm bỏ đi thì Hiệp đã nắm tay cô ghì chặt lại.
– Em đừng tránh tôi nữa.
– Anh buông tôi ra ! Đừng làm như vậy.
– Nếu như em cứ muốn tránh câu hỏi của tôi Nga nhìn quanh may mà lúc ấy trong quán không có ai, kể cả Mai và Tú, cả hai đang rửa ly tách sau nhà.
– Anh buông ra đi. Thôi được, tôi sẽ nói chuyện với anh. Thế nhưng thái độ của anh chỉ làm cho tôi thêm sợ hãi. Anh hãy để cho tôi có thời gian được không ? Vì ngay trong lúc này, tôi không thể nghe thêm điều gì nơi anh nữa.
Bàn tay của Hiệp lơi dần rồi buông thỏng.
Nga nghe tim mình đập dồn trong lồng ngực, cô nhìn anh rồi quay nhanh vào trong khi thấy anh cúi đầu buồn bã.
Chuyện gì đã xảy ra với nàng ? Nàng ôm chặt lồng ngực mà vẫn nghe con tim nhảy múa điên loạn. Nàng cảm thấy hai má mình nóng ran lên, một cảm giác thật bấn loạn và run rẩy :
Anh ta điên rồi !
– Chị Nga ?
Mai tò mò nhìn sững Nga khi thấy cử chỉ kỳ lạ của nàng.
– Chị sao vậy ?
Nga lắc đầu che giấu :
– Chị làm sao đây !
– Mặt chị đỏ rực lên. Chị bị sốt à ?
– À ! Có lẽ thế. Chị thấy chóng mặt quá.
Em coi quán giùm chị, chị vào trong nằm một chút.
– Để em lấy thuốc cho chị uống.
– Không cần, chị tự 1ấy được rồi.
Nhịp sinh hoạt trở lại bình thường như thường ngày, khi ánh hoàng hôn đã tắt hẳn cuối trời. Vào thời điểm này khách đã bắt đầu ra ngoài và ghé vào quán để tìm một chút thư giãn nghỉ ngơi bên tách cà phê thơm ngon.
Nga tất bật với hai cô phụ việc tiếp đón khách. Quả là công việc bận rộn đã giúp cô quên hẳu đi Hiệp, nỗi e ngại đến sợ hãi cua cô.
Đêm trôi qua, cho đến khi tiếng xe cộ thưa thớt dần, âm thanh của nhịp sống về đêm cũng lắng đi, Nga khép cánh cửa quán. Đến lúc này cô mới chợt nhớ đến Hiệp. Căn nhà vẫn đóng cửa yên lặug, cô chợt thấy e ngại, sau khi Tú và Mai ra về chỉ còn có mỗi mình cô ở lại trong quán, khi mà giữa nơi cô ở và căn nhà không có một rào cản nào. Cô vội gọi Mai lại.
– Mai à ?
– Dạ.
– Em có thể ngủ lại với chị không ?
Mai ngần ngừ rồi nói :
– Em không báo trước với gia đình, em sợ ở nhà trông. Mọi hôm chị vẫn ngủ một mình mà.
– À ! Chỉ vì hôm nay chị hơi mệt, sợ mai dậy không nổi, em giúp chị một hôm đi.
Mai đăm chiêu :
– Phải chi chị nói sớm một chút, em nhờ Tú đi ngang qua nhà báo cho má em biết. Anh Hiệp cũng về thành phố rồi. Nếu không, em nhờ anh ấy chở em về rồi đưa em quay lại cũng đở. Bây giờ tối quá, em đâu dám chạy đi chạy lại một mình.
Nga nghe nói thì hỏi lại :
– Em nói anh Hiệp đã đi rồi à ?
– Dạ, anh ấy về thành phố rồi.
Nga kín đáo thở ra nhẹ nhõm :
– Nếu vậy thì chị không dám nhờ em nữa. Thôi, em về đi kẻo ,tối !
Mai ái ngại :
– Sáng sớm em ra phụ chị.
– Ừ.
Thì ra, anh ấy đã đi rồi ! Nga bâng khuâng nhìn vào nhà rồi trở về chỗ ở của mình:
Anh ấy đến thật đột ngột và đi cũng thật đột ngột.
Nhưng dù sao như thế vẫn tất hơn khi cô phải đối diện cùng anh ta.
Ngoài trời âm thanh đã tắt hẳn, chi còn tiếng gió đưa lá nhè nhẹ ngoài sân.
Nga nghĩ là mình sẽ dễ ngủ hơn khi không còn vướng mắc vì sự hiện diện của Hiệp. Thế nhưng không phải là thế, cô cứ trăn trở mãi mà giấc ngủ vẫn từ chối đến với cô.
Cái cảm giác ấm nóng nơi bàn tay của Hiệp va chạm vào cô vẫn còn đọng lại trên da thịt.
Cô khônh biết làm sao để rũ bỏ được nó. Có lẽ vì thế mà cô cứ mãi trăn trở thao thức trong đêm ! Cô tự giận chính ban thân mình, giận cái vương vấn kỳ lạ và tội lỗi ấy !
Phải ! Nó là một điều thật là tội lỗi không thể nào tha thứ được, cô nhắm khẽ hàng mi dày mượt và cất tiếng than :
– Trời ơi ! Tại sao mình lại có suy nghĩ đó ?
Tại sao mình lại có cảm giác đó đối với một người đàn ông xa lạ không phải là chồng mình ?
Anh Đoàn ? Anh hãy về với em đi. Tâm hồn em đang rất yếu đuối, nó chỉ chực phản bội lại anh. Mười năm làm vợ thế mà em vẫn để cho tư tưởng và cảm nhận của mình lén lút đi hoang, em thật đáng trách ! Em không hề muốn như thế ! Hãy tha thứ cho em !
Nga cố nghĩ đến gương mặt thân yêu của chồng, cố nhớ về nhừng kỷ niệm đẹp đẽ qua cùng Đoàn, thế nhưng càng cố cô càng thấy sợ hãi khi cô cứ lẫn lộn giữa đôi mắt sâu đa tình của Hiệp và ánh mắt như trách móc của chồng.
Sự lẫn lộn ấy khiến cho cô như muốn điên lên vì sợ. Giữa hai bóng hình của hai người đàn ông đó cô không thể phân biệt rõ ràng. Có phải cái định mệnh nghiệt ngã đã trói buộc vào cô từ khi cô bước ra đối diện với Hiệp ngày nào. Cái lần đầu tiên đó cô đã thấy xốn xang kỳ lạ trước cái giọng nói trầm trầm khàn dục của anh, rồi cứ thế cô lặng lẽ đi theo sự sắp xếp của anh, giống như đi theo cái phần ẩn giấu sâu kín trong tâm hồn mình. Cái mầm mống tội lỗi cứ nhẹ nhàng luồu lách trong tim cô. Nó khôn ngoan không hề gây ra tiếng động nào để lý trí có thề thức tĩnh, cho đến khi cô nhận ra thì chỉ còn biết sợ hãi dằn vặt chính mình !
Bà Thành ngạc nhiên khi thấy con dâu đến thăm mình vào cái giờ đã muộn này.
Bà hỏi :
– Ủa ! Bây không bán à ?
– Dạ, con cũng mới nghỉ.
– Sang tao có chuyện gì không ?
Bà nhìn con đâu dò xét rồi lấy giọng kể lể :
– Lúc này, tao cũng bết quá. Thàng Tư nó đi làm chẳng đủ đâu vào đâu, con Ba thì gởi về cho được mấy trăm tháng có thấm gì, trông tới tháng, qua bây lấy tiền để xài.
Nga biết là bà hiểu lầm cô qua hỏi vay tiền, cô bền lên tiếng :
– Con sang trước là thăm má, sau là hỏi má coi anh Đoàn có nhắn tin về cho má không ?
Nga vừa dứt tiếng thì bà Thành đã quắc mắt lên giận dữ làm cho Nga chưng hửng, không rõ mình đã nói sai điều gì !
– Hừ ! Bộ bây tưởng thằng Đoàn nó núp lén gởi tiền về cho tao hả ? Nếu có thì cũng là bổn phận của nó thôi. Dò hỏi ! Hừ ! Tao đẻ ra bây được mà.
Nga chợt hiểu nàng thở dài, nhỏ nhẹ thưa :
– Má đừng nghĩ oan cho con, con không có ý đó Chẳng qua từ lúc anh ấy đi đến giờ khống có tin tức gì, ở quán con thì không có địa chỉ, còn ở nhà ngoại tụi nó thì ở mút trong hẻm. Anh Đoàn không chắc có nhớ địa chỉ không, con nghĩ nếu có nhắn về, chắc anh ấy nhắn cho má, Liên con mới qua hỏi. Con lo cho anh ấy thôi !.
– ...
– Từ nào đến giờ, anh ấy có đi xa nhà lâu như vậy đâu. Lúc đi cũng không có bao nhiêu tiền trong túi, lại nghe nói lên rừng, con không biết anh ấy làm có nổi không, có bệnh hoạn gì không ? Nghĩ tới là con lo. Mẹ con của con chất chiu buôn bán cũng đủ qua ngày, chỉ còn anh ấy. Ủ nự ! Một thân một mình, Bà Thanh chắc cũng động lòng thương con, bà dịu giọng rồi chắt lưởi nói :
– Ôi ! Trời sanh voi sanh cỏ. Nó là đàn ông sợ gì, nhắm làm nổi thì nó mới làm. Sao bây không hỏi bạn bè nó ?
– Con có biết bạn bè của anh ấy ở đâu mà hỏi.
Bà liếc xéo Nga :
– Vậy chớ sao lúc nó đi, bây dể cho nó đi không cản ?
Nga cúi đầu buồn bã :
– Anh ấy có nói con tiếng nào đâu. Chạy xe cho người ta rồi nghe ai rủ thì hứng lên rùi đi, chỉ nhắn về cho con có mấy cnữ.
– Hừ ! Cái thằng. ? Tánh nó vậy đó, muốn làm là làm không bàn tinh với ai hết. Nớ cũng không nhắn gởi gì cả, hễ có thì tao kêu con Ba đem qua cho mày.
– Dạ. Vậy thôi con về !
– Ờ, mà nè ! Nhớ tới tháng thì gởi tiền cho tao đó. Lúc này, tao kẹt lắm.
Nga thở dài. Nói đi nói lại thì má chồng cô cũng không quên chữ "tiền . Cô cúi đầu nhẫn nhục khè đáp :
– Dạ, con nhớ !
– Thôi về đi cho tao ngủ.
Bà Thành đóng cửa lại khi Nga vừa bước ra khỏi hàng hiên :
– Má ! Chị Hai về hả má ?
– Ờ – Sao má không kêu chị ở lại chơi một chút ?
– Chơi gì giờ này ? Mười giờ rồi ! Có muốn chơi sao lúc nãy mày không lên chơi với nó ?
– Con tắm. Chị ấy qua có chuyện gì không má ?
– Nó hỏi anh Hai mày có gởi thư từ hơi về không ?
Liên trách anh :
– Anh Hai cũng kỳ ghê, đi mà không nói gì với vợ một tiếng, hỏi sao. chi Hai không lo.
– Xì !
Bà Thành trề môi mỉa mai :
– Nó có lo tiền thì có. Anh mày gởi tiền về cho nó thì khắc nó hết hỏi.
Liên bất bình nhìn mẹ khó chịu :
– Má nói làm như chị ấy tệ lắm vậy.
– Không phải sao ?
– Con nói thiệt, ba má để chị Hai anh Hai bồng con về ngoại ở là con thấy kỳ rồi.
Bà Thành trợn mắt nạt :
– Kỳ cái gì ?
Liên cũng không nao núng, cô đáp :
– Má coi, lúc anh chị Hai làm ra tiền, anh chị ấy lo cho hết cả nhà, từ đám giổ đến cái sinh nhật của từng người trong nhà, chưa kể đám cưới của thằng Tư cũng do một tay anh chị Hai lo. Vậy mà lúc anh ấy thất thế, má cứ chì chiết nặng nhẹ, đến nỗi anh ấy phải dọn qua nhà vợ ở. Má không thương thì thôi, mà còn hắt hủi. Mặt mũi nào anh ấy ở bên đó, mà thấy anh ấy cứ suốt ngày ở bên nhà chủ xe, bộ má tưởng sướng lắm sao, chưa kể ảnh buồn ba má nữa.
– Trời đất ! Mày nói cái gì vậy Liên, mắc gì nó buồn tao ? Cái thứ “khôn nhà dại chợ”.
Liên phụng phịu bất mãn :
– Con nói phải thì thôi, con có nói sai đâu.
– Nó khổ là do vợ con của nó mắc mớ gì tao.
– Má nói vậy là tội lắm đó. Chị Hai về ở đây có hưởng được cái gì ?
– Sao mày biết ?
– Má không để ý sao, tiền bánh của Ti anh, Ti em, chị ấy cũng chờ anh Hai cho.
– Xì, mày giỏi hén ! Mày rành chuyện người ta quá hén!
Liên giận hờn :
– Con chỉ quan tâm đến anh chị của con thôi. Tại chị Hai hiền Liên con thương chị ấy.
– Vậy mai mày theo nó, làm với nó, ở với nó luôn đi.
Liên giậm chân tức tối :
– Má đuổi con hả ?
– Ai biểu mày khôn quá, chi bênh người dưng không biết bênh người trong nhà.
– Chị Hai là người trong nhà chớ có phải người dưng đâu.
– Mày còn cãi hả !
– Má đánh con, con chết cho má coi.
– Nói bậy hả ?
Vừa lúc Tư Minh bước ra, anh lên tiếng can thiệp :
– Tối rồi, má la chị Liên cái gì vậy ?
Mặt bà Thành hầm hầm, nhưng thấy con trai út lên tiếng thì bà hạ giọng đáp:
– Tao tức nó ngu Liên chửi nó.
– Thôi, má đi ngủ đi, kẻo ba xuống lại um sùm. Có chuyện gì để mai hẵng nói má à.
Chờ cho mẹ đi khuất lên lầu, ,Minh mới nói với chị :
– Chị chọc má chi vậy ?
Liên thở ra buồn rầu :
– Chị chọc má cái gì. Chẳng qua thầy thương chị Hai Liên chị lên tiếng.
Chưa nói gì được thì má đã mắng chị rồ.
Minh chắt lưỡi gạt đi :
– Biết vậy, chị đừng có gợi chuyện ra.
Liên bất bình trách Minh :
– Mày nói vậy mà nghe được sao ? Mày thấy lúc này anh chị Hai cực khổ vậy đó.
– Thi em làm gì được. Em còn ba má phải lo còn vợ em nữa.
– Mày ích kỷ vừa thôi.
– Không vậy thì chị biểu em làm gì ?
– Hừ ! Chuyện mày cho anh chị Hai mượn tiền dời quán còn lấy tiền lời, tao nghe đã bực rồi.
– Không phải chủ ý của em. Thay vì tiền đó em gởi ngân hàng dể dành cho ba má, anh chi Hai mượn thì em đưa ba má quyết định, cứ như ba má gởi ngân hàng thôi, có khác gì đâu ?
– Khác chớ ! Khác ơ chỗ má bắt chị Hai trả một tháng hai triệu tiền lời kìa !
– ...
– Mày dám nói mày không biết không ?
– Em biết thì em làm sao được ? Chị biết tánh má mà.
Liên khoanh chân thở dài, ngồi gác cằm lên đầu gối thẫn thờ :
– Tao nói thiệt, tao buồn lắm. Có đôi lúc, tao muốn ra ngoài ở cho xong, cứ hễ thấy mặt là má hỏi tiền:
Tháng nào lỡ kẹt mua sắm hay đi Chơi với bạn bè, đưa ít cho má một chút là má lằng nhằng đến khổ.
Minh bực bội đáp :
– Biết, tánh má vậy thì ráng mà nhịn, chị trả lời má làm gì.
Liên chán chường khi nghe Minh gắt lại mình. Cô biết hiện giờ trong nhà, Minh được ba má cô yêu quí hơn hết, mà tính khí của Minh không như anh Hai cô.Anh Hai thì chan hòa yêu quí em út, kính trên nhường dưới, lại hiểu biết.
Còn Minh thì lại khác, được má cô thương hơn thì ra mặt lấn át chị. Đôi lúc thái độ của Minh đã khiến cho Liên rất giận và tự ái Nó làm cứ như cô là kẻ ăn nhờ, ăn chực ở nhà này vậy.
Cô lặng lẽ bỏ lên phòng và tự hỏi tình thâm là gì, khi cô nghe có tiếng làu nhàu của Minh nói với vợ :
– Bà ấy chỉ làm mệt. Thôi, ngủ đi !


--------------------------------------------------------------------------------

Về Đầu Trang Go down
https://quantrikinhdoanh.all-up.com
 
DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 2
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 4
» DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 5
» DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 6
» DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 7
» DẤU ẤN VÔ TÌNH CHƯƠNG 8

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
QUẢN TRỊ KINH DOANH :: BOOKS & STORY :: TRUYỆN :: Truyện-
Chuyển đến