Công việc của bạn có lúc nào đó rơi vào lối mòn? Thời kì kinh tế thế giới suy thoái buộc chúng ta phải cạnh tranh nhiều hơn và 7 mẹo dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện đồng thời nâng tầm chất lượng nghề nghiệp của mình
1. Cần được tăng lương
Bạn có cảm thấy rằng mình xứng đáng được tăng lương? Bạn cần phải thuyết phục ông chủ của mình điều đó. Giữ cuốn nhật ký tất cả các công việc bạn làm thêm trong hơn một tháng qua và nghiên cứu mức lương trung bình cho vai trò của bạn trong công ty cũng như ở chỗ khác.
Bạn nên dựa vào thực tế mức giá lương và những thành tích đã đóng góp cho công ty để đề nghị tăng lương. Nếu ông chủ bạn chưa đồng ý thì hãy xem xét các lợi ích khác mà có thể chấp nhận được. Nhớ chọn thời điểm thích hợp để đề nghị tăng lương, bạn nên chú ý tránh lúc tài chính công ty đang gặp khó khăn hoặc đang có chính sách cắt giảm nhân sự.
2. Thăng chức
Khi có cơ hội, bạn cần chủ động để được thăng chức. Hiểu đúng được giá trị đóng góp của bạn đối với công ty như thế nào để đưa ra mức đề nghị hợp lý. Bạn cũng cần chứng minh bạn đang nắm trong tay những kỹ năng mà ông chủ cần, thẩm quyền, kinh nghiệm cũng như tâm huyết với nghề. Về cơ bản, làm tất cả mọi thứ bạn có thể để chỉ ra rằng bạn sẽ là nhà quản lý tốt.
3. Mạng lưới
Tham gia các sự kiện về chuyên môn và tăng tính chuyên nghiệp đồng thời tạo dựng thương hiệu tên tuổi của bạn cho những người khác biết đến bạn trong lĩnh vực công việc của mình. Giữ liên lạc cá nhân với những người khác để có thể tìm kiếm thêm nhiều cơ hội tốt hơn.
4. Trao đổi về nghề nghiệp
Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn làm trong cuộc sống của mình. Nếu bạn chưa biết rõ ràng thì hãy nói chuyện với bạn bè và gia đình về nghiệp nghiệp của bạn. Nghề đó có phù hợp với cá tính của bạn không? Tìm kiếm những nghề khác nhau và trình độ chuyên môn mà bạn quan tâm. Bạn cũng cần xem xét kỹ năng làm việc của mình, cân nhắc xem có nên làm tình nguyện để có được kinh nghiệm hay không. Thay đổi nghề nghiệp có thể khá khó khăn nhưng nếu nó mang đến giá trị và tâm huyết sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn.
5. Đi nước ngoài
Mọi người đều mơ ước đi làm ở nước ngoài và nếu có một quốc gia nào bạn yêu thích thì tại sao lại không tìm kiếm để làm việc ở đó nhỉ? Bạn sẽ cần học ngoại ngữ và nó cũng đem lại lợi ích lớn khi bạn trở về nước sau đó. Nó thúc đẩy kỹ năng làm việc và giá trị bản thân của bạn hơn.
6. Đam mê với nghề
Cho dù bạn vẫn yêu công việc của mình hay đang cố gắng làm việc tạm thời để tìm kiếm cơ hội khác thì hãy cứ làm việc một cách tâm huyết và mỉm cười với nó. Đam mê và tích cực thay đổi cuộc sống tốt hơn bạn sẽ thấy hạnh phúc và vui vẻ chờ đợi cơ hội tốt đến với mình. Sử dụng kỹ năng và luôn làm việc một cách vui vẻ, kiếm tiền và tích luỹ kinh nghiệm cho bản thân.
7. Nghe tư vấn
Nếu bạn vẫn còn cảm thấy bối rối, hãy tìm hiểu dịch vụ tư vấn nghề nghiệp. Hầu hết các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp sẽ cho bạn được nhiều lời khuyên tốt nhất. Thậm chí họ có thể đang kết nối với nhiều doanh nghiệp và có cơ hội cho bạn thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau để quyết định nghề mình muốn làm.
Bạn dành nhiều thời gian cho công việc vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn đang làm tốt nhất công việc có thể và tăng giá trị đầu tư bản thân. Đặt thêm nhiều nỗ lực để được thăng chức và tăng lương, thúc đẩy cho bước tiến sự nghiệp của bạn.