Trong tiếng Anh, kĩ năng nghe (listening skill) là một vấn đề gây trăn trở đối với nhiều người học Anh văn. Thế nhưng bạn sẽ không còn bỡ ngỡ nữa với những kinh nghiệm đơn giản mà hữu ích sau đây:
TRƯỚC KHI NGHE
Lựa chọn chủ đề: Nếu được lựa chọn chủ đề bạn hãy chọn những chủ đề mà phù hợp nhất, gần gũi và bạn cảm thấy yêu thích (Ví dụ: giáo dục, kinh tế, thị trường chứng khoán,…) và học trước từ vựng theo những chủ đề đó sẽ dể dàng cho các bạn nghe thật tốt khi gặp phải những chủ đề mà bạn đã có một vốn từ vựng kha khá rồi.
Bên cạnh việc học nghĩa của từ , việc chuẩn bị thật kĩ cách phát âm của các từ vựng này cũng rất cần thiết. Bạn phải chắc chắn là mình biết cách phát âm chính xác nhất những từ đã chuẩn bị để khi nghe được chính xác nhé.
Mục tiêu mà bạn đặt ra và cần đạt được là từ vựng cần thiết đầy đủ đi đôi với cách phát âm chuẩn xác.
TRONG KHI NGHE
Tập trung cao độ, cố gắng không để bị xao nhãng hay bị ảnh hưởng bởi tác nhân bên ngoài làm mất tập trung như tiếng ồn, các luồng suy nghĩ hay cảm giác khó chịu từ bên ngoài tác động vào…Đồng thời bạn cũng nên tạo một cảm giác thư giản , tạo cảm giác dể chịu để tỉnh táo lắng nghe.
Không nên đặt mục tiêu quá cao là phải nghe và hiểu hết tấ cả nội dung. hãy cố gắng nghe các từ khóa rồi sau đó đoán ý của bài nghe. Thông thường những từ khóa này tồn tại dưới dạng danh từ, động từ chính và đôi khi là cả tính từ nữa. Người nói cũng thường phát âm rõ, to ,lên cao để gây chú ý cho người nghe.
Không nên dịch sang tiếng Việt những gì bạn nghe được điều này chỉ làm bạn mất nhiều thời gian hơn thôi.
Bên cạnh tìm những từ khóa của bài nghe, bạn nên tìm ra ý chính của bài nghe thật kĩ để không bị nhầm lẫn. Một tiết lộ nho nhỏ là trong khi nghe, nếu bình tĩnh để ý thì bạn sẽ thấy các ý chính luôn luôn được người nói lặp đi lặp lại 2,3 lần hoặc có thể là rất nhiều lần.
Dựa vào văn cảnh để đoán nghĩa của từ có thể rất giúp ích cho bạn. Ví dụ có một từ trong khi nghe khiến bạn không hiểu, dẫn tới cả câu đó của bạn cũng không hiểu thì cũng đừng lo.Hãy dựa vào văn cảnh xung quanh để đoán ra nghĩa của từ mới đó.
Một điều nữa là:những từ mới với bạn nhưng có thể không mới với nhiều người- hay nói cách khác là những từ thuộc nhóm từ vựng phổ biến nhưng bạn chỉ chưa kịp cập nhật-sẽ rất dễ đoán nghĩa. Những từ chuyên ngành, đa phần đều rất mới với nhiều người sẽ được giải thích phía trước hoặc sau nó.
SAU KHI NGHE
Ôn lại những kiến thức thu lượm được trong bài, tổng hợp từ và câu trúc mới, những ngữ pháp mới.
Bạn cũng có thể luyện nghe chính tả hằng ngày như một cách để tập nghe sâu và đi vào chi tiết, nhằm gia tăng vốn từ mới cũng như phản xạ.
Hãy cố gắng từ từ đi từng bước một nhất định bạn sẽ thành công!!!