chương 9
________________________________________________________________
Kì thi phổ thông
Bình thường hàng sáng tôi thường ăn canh củ cải trước khi đi học. Đặc biệt là những buổi phải có bài kiểm tra. Nhưng lần này là một kì thi quan trọng, tôi đã định sẽ không ăn món này, nhưng thực sự nó đã đem lại nhiều may mắn trước kia, và thế là tôi ăn canh củ cải , chuẩn bị cho bài thi vào phổ thông sáng nay. Có phải tôi quá lo lắng không ?
Tôi đã vào nhà tắm 2 lần, sau đó mẹ chở tôi đến trường thi.
Mọi người ai cũng trông rất sáng sủa, thông minh. Tự dưng tôi thấy mình bồn chồn và sốt ruột.
Khi thầy giám thị bước vào, chúng tôi đứng dậy chào, khi chuẩn bị ngồi xuống ghế, tôi thình lình ngã khỏi bàn và bị trật gân. Thế là tôi phải làm bài thi một mình trong phòng y tế , lúc đó tôi cảm thấy rất tủi thân và khổ tâm.
Tôi đã tháo chiếc đồng hồ đeo tay mượn của mẹ hồi sáng, đặt lên tai và cố thư giãn.
chương 10
_____________________________________________________________
Bắt đầu
"Con đỗ rồi!" Hai mẹ con tôi ôm chầm lây nhau đầm đìa nước mắt.
Tôi đã tiến lên phía trước, lấy hết can đảm để làm quen những người bạn mới, không quên cất bước cẩn thận để không bị ngã.
Bữa tối hôm nay đầy hamburger.
Thật là hạnh phúc nếu như ta là một anh hùng.
Tôi đã bỏ lại phía sau tất cả những nỗi đau đè nén lên cơ thể tôi để học như điên, và giờ đây tôi đã được toại nguyện, một cảm giác thật tuyệt vời.
Nhưng vẫn còn đó, vẫn còn những triệu chứng mà càng ngày càng lộ rõ. Tôi bắt đầu học cách chấp nhận, chấp nhận về sự bất lực của tôi khi điều khiển cơ thể, thậm chí ngay cả khi việc đi lại khó khăn, tôi cũng không thể di chuyển nhanh hơn khi nhận thấy người khác sắp sửa đụng vào mình.
Tôi biết, từ đây có thể tôi sẽ là tâm điểm chú ý của những người bạn mới ở trường. Nhưng đó là những điều mà tôi không thể dấu được, vì thế có lẽ tôi sẽ chẳng dấu giếm điều gì ngay từ buổi đầu tiên, nói thế nhưng tôi cảm thấy vẫn rất lo lắng khi có những buổi học môn Thể dục , tôi không biết sẽ xảy ra chuyện gì ...
chương 11
______________________________________________________________
Lời mẹ dặn
"Aya, những năm tháng tới đây ở phổ thông của con sẽ có nhiều cam go và thử thách, từ những điều tưởng chừng đơn giản đến những ánh mắt của những người xung quanh. Nhưng những ai sống trên đời cũng đều gặp phải những khó khăn thử thách. Đừng nghĩ rằng con thiếu may mắn. Con sẽ thấy hạnh phúc hơn khi biết rằng trên đời này còn có những người đau khổ , bất hạnh hơn con" .
Nghĩ về mình, tôi hiểu những gì mẹ nói. Mẹ có thể đau đớn hơn cả tôi. Công việc của mẹ là quan tâm, chăm lo cho những người đau yếu, cần được giúp đỡ. Nghĩ như thế, tôi như trút bỏ được gánh nặng trong lòng. Vì ba mẹ, vì bản thân mình, và vì xã hội tôi quyết định tiếp tục nỗ lực hết mình với hi vọng mình sẽ là nguời có ích cho mọi người.
chương 12
_________________________________________________________________________
Nằm viện
Buổi kiểm tra định kì đầu tiên của tôi ngay sau hôm khai giảng.
Tôi và mẹ rời khỏi nhà từ sáng sớm, mất gần 2 giờ ô tô thì đến bệnh viện.
Tôi nghĩ tôi sẽ viết những điều muốn nói cho bác sĩ.
1.Tôi đi lại ngày càng khó khăn. Tôi bị ngã mà không bám vào thứ gì được. Nhấc chân đã là khó rồi.
2.Tôi sẽ bị nghẹn khi ăn hay uống vội vàng.
3.Tôi cười rất to một mình ( Giống như cười toe toét vậy. Tôi phát hiện ra sau khi cậu em trai hỏi tôi một chuyện rất ngây ngô).
4.Tôi bị mắc bệnh gì ?
Như mọi khi, sau khi phải chờ đợi một lúc lâu, tôi được gọi vào. Có 1 bác sĩ già và 3 cô y tá trẻ, tôi đoán mình sẽ được kiểm tra sức khỏe : co và duỗi chân, gõ vào đầu gối và đi lại . Mẹ tôi tóm tắt những gì tôi đã viết cho bác sĩ và nói với bà ấy rằng : tôi đang là tâm điểm chú ý ở trường và luôn phải nhờ vào sự giúp đỡ của những người bạn bên cạnh.
Sau khi kiểm tra xong, bác sĩ nói: “Hãy cho cháu nhập viện vào dịp hè tới, khi đó mới có điều kiện để có thể kiểm tra và điều trị. Cô có thể xem qua thủ tục nhập viện trước khi rời khỏi đây.”
Ehee ? Tôi sẽ phải nằm viện ư ? Ôi trời. Mà nếu có thể vứt bỏ được tình trạng hiện nay, tôi sẵn sàng ngay . Tôi cũng chẳng khó dễ gì, nhưng tôi không biết điều gì đang xảy ra với bản thân tôi.
Có gì đó bên trong như sắp sửa gãy vụn. Cảm giác đó ngày càng rõ ràng và tệ hại trừ khi được điều trị càng sớm càng tốt. Tôi sợ. Tôi không đủ kiên nhẫn để chờ đến khi nhập viện mới có câu trả lời cho câu hỏi thứ 4.
Trên đường về nhà, tôi đã hỏi mẹ.
“ Bệnh viện Nagoya Daigaku Fuzoku Byouin có tốt không, mẹ ? Họ sẽ chữa khỏi cho con chứ ? Sắp tới là mùa hè đầu tiên của con ở phổ thông, con muốn làm nhiều thứ lắm, con không muốn nằm viện lâu đâu.”
“ Aya, con yên tâm, các bác sĩ ở đó rất quan tâm tới con, tới cả những điều con đã viết, dù những chuyện ấy có nhỏ nhặt đến đâu. Nó sẽ giúp con trong điều trị. Đừng quá bận tâm tới kì nghỉ hè, vì nếu con so sánh quãng thời gian nhập viện tới với cả cuộc đời thì con sẽ thấy nó ngắn ngủi nhường nào, như là một thí nghiệm vui vậy. Tuy nhiên, mẹ chỉ có thể tới thăm con vào chủ nhật hàng tuần thôi , nên con phải tự lo đấy nhé. Mẹ sẽ mua nhiều đồ lót cho con. Ah, nhớ viết những chuyện này vào nhật kí nhé , và con cũng nên chuẩn bị sẵn sàng đi.”
Trên đường vê, chúng tôi có tạt qua Okazaki Interchange thăm dì (em gái mẹ) tôi. Tôi lại khóc khi nghe mẹ tâm sự với dì về chuyện của tôi.
“ Chị sẽ phải chữa bằng được cho cháu nó , dù phải tốn kém thế nào ! Nếu bênh viện Meidai Byouin không làm được, chị sẽ đi Tokyo , đi Mỹ đi bất cứ đâu để tìm người có thể chữa cho cháu ”.
“Aya nó sẽ sớm khỏe thôi mà. Y học ngày nay cũng rất tiến bộ rồi, không có bệnh gì là không chữa được cả. Aya nó còn trẻ nữa. Chị đừng có bi quan như thế, chị phải tin vào mình, phải tự động viên mình chứ. Nếu chị cứ ngồi đó mà khóc lóc thì ngay cả phương thuốc tốt nhất cũng chẳng có ích gì cả. Em còn chuyện nhà nên không thăm cháu thường xuyên được, nhưng nếu cần gì chị cứ gọi em , em sẽ xông đến ngay, thế nên đừng có lo lắng và cố chấp nữa nhé.” Dì ngưng nói một lát rồi lên giọng kẻ cả.
“Thôi nào, hỷ mũi và uống thử cốc nước quả này coi, bà chị. Nó sẽ mặn chát nếu có hạt nước mắt rơi vào đó “. Tự dưng tôi bật cười.
Tôi biết , mình sẽ phải chờ 2 tháng nữa, nhưng thời gian ơi, tôi xin người đấy , ngừng lại đi . Căn bệnh của Aya , ngừng lại đi, tôi xin đấy ...
chương13
______________________________________________________________
Trong bệnh viện
Cuộc sống mới của tôi là lần đầu tiên tôi xa nhà.
Tôi ở cùng phòng với một phụ nữ trạc ngũ tuần. Mẹ trước khi về đã nói với bà ấy, “Nhờ chị để ý tới cháu”, vì thế tôi đã cúi đầu để cảm ơn . Người phụ nữ đó trông có vẻ trầm lặng với cặp mắt buồn man mác, xa xôi như khung cảnh nơi đây vậy. Còn tôi, tôi lo lắng không biết cuộc sống sẽ ban cho tôi điều gì phía trước.
Buổi chiều, tôi cùng với bác ấy đi dạo , chúng tôi ngồi trên phiến ghế dài dưới những tán anh đào lặng ngắm những tia nắng nhảy múa trên những tán lá. Vì tôi bị cận từ bé nên không thể nhìn cho rõ, nhưng tôi cảm nhận được vẻ đẹp màu xanh của lá trong nắng. Và cảm nhận được sự thoi thóp của những chiếc lá sắp phải lìa cành cuốn theo làn gió.
Ở bệnh viện, tôi sẽ dậy lúc 9 giờ sáng và ăn tối lúc 4 rưỡi chiều , có vẻ như hơi sớm. Cảm giác về cuộc sống cũng thay đổi, một ngày ở đây trôi qua thật bình lặng và chậm chạp.
Tôi phải trải qua rất nhiều bài kiểm tra như điện cơ đồ (cái này đau lắm) , điện tâm đồ, X quang và kiểm tra thính giác. Mỗi lần phải chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, tôi phải đi qua những hành lang tối , rất dễ bị lạc, những lần bước qua không gian tối đặc đó, tôi cảm tưởng như chính cuộc đời mình vậy, đen tối và chưa có lối thoát.
--------------------
Bác sĩ của tôi, Yamamoto Hiroko (giáo sư trường Fujita Hokeneisei Daigaku ở Shinkeinaika) nói là, cuối cùng tôi cũng phải tiêm thuốc, như thế sẽ khá hơn. Để theo dõi tác dụng của thuốc trước và sau khi tiêm, các bác sĩ sẽ ghi hình tôi các cử động của tôi như đi lại , lên xuống lầu, bấm nút bằng một máy quay 16mm.
Tôi tự hỏi, sẽ như thế nào khi tôi lớn lên, hoặc tôi có thể làm gì ?
Có 3 yêu cầu mà tôi phải đối mặt:
1.Một việc không đòi hỏi nhiều về chân tay.
2.Một việc đơn thuần bằng trí óc.
3.Một việc nhẹ nhàng và tươm tất.
Sẽ thật là khó, tôi tự hỏi không biết có công việc nào có đủ 3 điều trên không.
Một hôm, ở ngoài sân, có một số y tá gọi tôi lại chơi cùng.
“Đứng bằng mũi chân! Nhắm mắt lại! Có làm được không?”
Nhưng có gì đó xảy ra ở xương chậu của tôi ...
Sau đó, họ còn hỏi “Vui chứ ?”
....
Tôi không thể làm được như thế.
Tôi đã muốn nói “Tôi đâu phải con chuột, dừng lại đi!”
....
------------
Chủ nhật, ngày tôi mong chờ nhất cuối cùng cũng đến. Mẹ và em gái tôi tới thăm. Chúng tôi cùng lên mái nhà để phơi quần áo. Bầu trời trong xanh trông thật đẹp , nâng đỡ những đám mây trắng hững hờ lặng lẽ trôi thật duyên dáng. Những cơn gió nhè nhẹ thật đáng yêu như sưởi ấm cõi lòng, như đưa tôi cảm giác được trở lại làm người. Các bác sĩ đã rút một ít chất lỏng ở tủy sống, đến giờ đầu tôi vẫn còn đau, đau không chịu nổi, nghĩ về những mũi tiêm, tôi càng hãi hùng.
Cả nhà của chú Michan (em trai mẹ) cũng tới thăm tôi. Nhìn mắt ông ngoại đỏ hoe, tôi đã cố muốn nói vài điều với ông nhưng không thể, và nước mắt tôi bắt đầu rơi ...
“Cháu nom ông có lạ không ? Ông cháu phải làm việc vất vả và tối nào cũng phải ngủ muộn đấy” - Ông nói.
Mắt ông long lanh như mắt thỏ vậy, như thể ông đang khóc, tự dưng tôi cảm thấy thật đen tối và tồi tệ.
“Aya, cố lên cháu. Lần tới, ông sẽ mang đồ ăn ngon cho cháu, cháu có thích gì không?”
“Cháu muốn một cuốn sách, cuốn Chào nỗi buồn của Sagan. Cháu rất muốn đọc nó, ông ạ ! ”
----------------
Hôm nay tôi đã tới phòng Vật lý trị liệu được đặt ngầm dưới đất.
Tôi đã làm bài kiểm tra dưới sự giám sát của bác sĩ Kawabashi và Imaeda.
Lúc đó, tôi đã nói vài điều thật ngớ ngẩn, tôi không thể tin là mình có thể nói với họ rằng tôi thích tiếng Nhật và tiếng Anh, và rằng tôi kì vọng vào những môn đó rất nhiều, và điểm số của tôi luôn cao nhất lớp như thế nào. Đây có thể là lần cuối tôi kiêu hãnh về điểm số của mình … nó làm tôi trông thật khốn khổ , đáng thương như kẻ cướp nhà băng hay gì đó đại loại vậy.
Dù thế nào thì bạn cũng sẽ chẳng bao giờ có thể biết được mình thông minh cỡ nào chỉ quả điểm số hay những bài kiểm tra. Bác sĩ Kawabashi nói rằng, khi còn là sinh viên, chú ấy là một kẻ luôn phá quấy và sinh sự, ai cũng ghét …
Thậm chí, nếu chỉ thế thôi thì cũng tốt hơn tôi bây giờ rất nhiều rồi, ít nhất thì chú ấy cũng có thứ quý giá nhất đời người : sức khỏe. Mỗi khi nhìn lại cơ thể mình, nghĩ rằng mình còn quá trẻ, tôi lại cảm thấy tủi thân và thế là nước mắt lại rơi. Tôi sẽ chẳng nói về điều gì nhiều nữa. Sau khi viết được những gì mình muốn viết, tôi cảm thấy tốt hơn rất nhiều.
Lý do tại sao tôi lại học chăm chỉ là vì đó là thứ duy nhất mà tôi giỏi giang. Nếu ai đó lấy sự học ra khỏi tôi, tất cả còn lại cũng chỉ là một cơ thể vô dụng. Tôi không muốn điều đó.
Có thể là khó nghe, có thể là rất buồn, nhưng thực sự là tôi chẳng quan tâm là mình có ngu ngốc hay không , tôi chỉ muốn một thân thể khỏe mạnh.
(còn tiếp...)