QUẢN TRỊ KINH DOANH

Q U A N T R I K I N H D O A N H . G E T F O R U M . N E T
 
Trang ChínhGalleryLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

Welcome to the forum of Business Administration

Quản Trị Kinh Doanh 7 - Hanoi University of Industrial

ShoutMix chat widget
Hỗ trợ trực tuyến Yahoo
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Diễn Đàn
Latest topics
» Phần mềm chat cho ĐTDĐ-siêu rẻ, siêu tiện ích, kết nối Yh
Kinh tế học và Tri thức I_icon_minitimeThu Aug 15, 2013 4:33 pm by gafield

» Lịch thi lại kỳ 1 năm thứ 2
Kinh tế học và Tri thức I_icon_minitimeThu Feb 09, 2012 11:32 am by candy9x

» Nước hoa Allure Sport Pour Homme
Kinh tế học và Tri thức I_icon_minitimeSat Jan 14, 2012 9:44 am by candy9x

» Đề Cương Ôn tập Marketing
Kinh tế học và Tri thức I_icon_minitimeTue Jan 03, 2012 8:55 pm by candy9x

» Đề Cương Ôn Tập Tư Tưởng HCM
Kinh tế học và Tri thức I_icon_minitimeTue Jan 03, 2012 8:18 pm by candy9x

» Kế hoạch thi học kỳ 1 năm thứ 2
Kinh tế học và Tri thức I_icon_minitimeMon Dec 19, 2011 1:30 am by candy9x

» Ớn lạnh cảnh biến thịt thối thành đặc sản
Kinh tế học và Tri thức I_icon_minitimeSat Dec 17, 2011 10:45 am by candy9x

» “Bảo dưỡng” đuôi tóc khô xơ
Kinh tế học và Tri thức I_icon_minitimeSat Dec 17, 2011 10:38 am by candy9x

» Về việc tổ chức học kỳ phụ thứ nhất năm học 2011-2012 cho các lớp Cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ.
Kinh tế học và Tri thức I_icon_minitimeSat Dec 17, 2011 10:15 am by candy9x

» Cười Bé Thui Nhá :D
Kinh tế học và Tri thức I_icon_minitimeThu Dec 15, 2011 1:16 pm by canhdongbattan_9x

» 10 chiêu đẩy lùi mối họa ung thư từ di động
Kinh tế học và Tri thức I_icon_minitimeSat Nov 26, 2011 8:55 am by Blue_Sky

» 9 lời khuyên khi quyết định mở rộng kinh doanh
Kinh tế học và Tri thức I_icon_minitimeFri Nov 25, 2011 12:06 am by candy9x

» Hãy Chia TAy Đi
Kinh tế học và Tri thức I_icon_minitimeTue Nov 15, 2011 11:23 pm by Tin CuXi

» Kết quả học tập Tiếng Anh 7.2 ( Thứ 5 )
Kinh tế học và Tri thức I_icon_minitimeThu Nov 10, 2011 7:52 am by candy9x

» Ban tin so 4_HAUI lớp Tiếng Anh 7.1 ( Thứ 2 )
Kinh tế học và Tri thức I_icon_minitimeThu Nov 10, 2011 7:49 am by candy9x

Top posters
candy9x (499)
Kinh tế học và Tri thức I_vote_lcapKinh tế học và Tri thức I_voting_barKinh tế học và Tri thức I_vote_rcap 
Tin CuXi (328)
Kinh tế học và Tri thức I_vote_lcapKinh tế học và Tri thức I_voting_barKinh tế học và Tri thức I_vote_rcap 
chi_can_eya_la_du (235)
Kinh tế học và Tri thức I_vote_lcapKinh tế học và Tri thức I_voting_barKinh tế học và Tri thức I_vote_rcap 
lazily (181)
Kinh tế học và Tri thức I_vote_lcapKinh tế học và Tri thức I_voting_barKinh tế học và Tri thức I_vote_rcap 
Blue_Sky (178)
Kinh tế học và Tri thức I_vote_lcapKinh tế học và Tri thức I_voting_barKinh tế học và Tri thức I_vote_rcap 
newlife_monitor (97)
Kinh tế học và Tri thức I_vote_lcapKinh tế học và Tri thức I_voting_barKinh tế học và Tri thức I_vote_rcap 
konayuki (70)
Kinh tế học và Tri thức I_vote_lcapKinh tế học và Tri thức I_voting_barKinh tế học và Tri thức I_vote_rcap 
MoOn_Doll (70)
Kinh tế học và Tri thức I_vote_lcapKinh tế học và Tri thức I_voting_barKinh tế học và Tri thức I_vote_rcap 
CandyKute_92 (51)
Kinh tế học và Tri thức I_vote_lcapKinh tế học và Tri thức I_voting_barKinh tế học và Tri thức I_vote_rcap 
vi_sao...??? (49)
Kinh tế học và Tri thức I_vote_lcapKinh tế học và Tri thức I_voting_barKinh tế học và Tri thức I_vote_rcap 
November 2024
MonTueWedThuFriSatSun
    123
45678910
11121314151617
18192021222324
252627282930 
CalendarCalendar
Statistics
Diễn Đàn hiện có 145 thành viên
Chúng ta cùng chào mừng thành viên mới đăng ký: hoabinh2012_cz

Tổng số bài viết đã gửi vào diễn đàn là 2066 in 1004 subjects

 

 Kinh tế học và Tri thức

Go down 
Tác giảThông điệp
candy9x
Thiếu Úy
Thiếu Úy
candy9x


Tổng số bài gửi : 499
Points : 2259
30
Join date : 13/02/2011
Age : 32
Đến từ : Hà Nội

Kinh tế học và Tri thức Empty
Bài gửiTiêu đề: Kinh tế học và Tri thức   Kinh tế học và Tri thức I_icon_minitimeSat Apr 23, 2011 12:16 am

I
Sự mơ hồ của tiêu đề bài báo này không phải là vô tình. Dĩ nhiên chủ đề chính của nó là vai trò mà các giả thiết và định đề về tri thức do các thành viên khác nhau trong xã hội sở hữu trong phân tích kinh tế. Nhưng không có nghĩa điều này không hề liên can gì tới một câu hỏi khác có thể được bàn luận với cùng tiêu đề, câu hỏi ở chừng mực nào phân tích kinh tế hình thức truyền tải một lượng tri thức nào đó về cái xảy ra trong thế giới thực. Thực ra, luận điểm chính của tôi sẽ là những định đề hình thức (tautologies), mà nhất thiết phải sử dụng trong phân tích cân bằng hình thức trong kinh tế học, có thể chuyển đổi được thành các định đề mà sẽ cho chúng ta biết một cái gì đó về quan hệ nhân quả trong thế giới thực chỉ khi chúng ta có khả năng thổi đầy những định đề hình thức đó bằng các mệnh đề xác định về cách thức tiếp thu và truyền đạt tri thức. Nói ngắn ngọn, tôi sẽ cho rằng yếu tố thực nghiệm trong lý thuyết kinh tế – phần duy nhất liên quan không chỉ đơn thuần tới các ngụ ý mà tới các nguyên nhân và kết quả và do vậy dẫn tới kết luận cho phép kiểm chứng ở một mức độ nào đó trên nguyên tắc – chứa đựng các định đề về sự tiếp thu tri thức.
Có lẽ tôi nên bắt đầu bằng cách nhắc lại cho các bạn một thực tế thú vị là rất nhiều các cố gắng gần đây ở các lĩnh vực khác nhau nhằm đưa việc nghiên cứu lý thuyết xa hơn phạm vi phân tích cân bằng truyền thống đã nhanh chóng dẫn đến câu trả lời về sự cần thiết phải quay trở lại một câu hỏi mà nếu không hoàn toàn đồng nhất với thuật ngữ của tôi thì ít nhất cũng là một phần của nó, câu hỏi về viễn tuệ (foresight). Tôi nghĩ, cũng như những người khác, lý thuyết về rủi ro là lĩnh vực đầu tiên thu hút rộng rãi việc tranh luận về các giả thiết liên quan tới sự viễn tuệ. Công trình nghiên cứu của Frank H. Knight trong lĩnh vực này có lẽ là một kích thích có ảnh hưởng sâu sắc vượt ra ngoài phạm vi chuyên ngành của nó. Không lâu sau đó các giả thiết liên quan tới sự viễn tuệ đã thể hiện vai trò nền tảng đối với lời giải đáp cho các vấn đề hóc búa về lý thuyết cạnh tranh không hoàn hảo, các vấn đề về lưỡng độc quyền và độc quyền. Và từ đó ngày càng hiển nhiên là các giả thiết về viễn tuệ và “những phỏng đoán” đóng vai trò quan trọng không kém trong nghiên cứu về các vần đề “động” (dynamic) liên quan tới tiền tệ và dao động ngành (industrial fluctuations) và cụ thể những khái niệm đã được đưa vào trong các lĩnh vực này từ sự phân tích cân bằng hình thức, như những cái về mức lãi suất cân bằng, có thể được định nghĩa chính xác chỉ với sự hiện diện của các giả thiết liên quan tới sự viễn tuệ. Tình huống ở đây có lẽ là, trước khi có thể giải thích tại sao con người phạm sai lầm, chúng ta trước tiên phải giải thích tại sao họ nên luôn luôn đúng.
Nói chung, dường như đã tới điểm mà tất cả chúng ta đều nhận thấy là bản thân khái niệm cân bằng chỉ có thể được xác định và làm rõ ràng với sự hiện diện của các giả thiết liên quan tới viễn tuệ, mặc dù có lẽ tất cả chúng ta vẫn chưa hoàn toàn nhất trí các giả thiết cốt yếu này chính xác là gì. Đây là câu hỏi khiến tôi phải tốn nhiều giấy mực ở phần sau của bài viết. Nhưng hiện tại mối bận tâm duy nhất của tôi là chỉ ra dù chúng ta có muốn xác định ranh giới cho việc phân tích tĩnh kinh tế (economic statics) hay là muốn đi xa hơn nữa thì chúng ta vẫn không thể tránh khỏi vấn đề gây tranh cãi về vị trí chính xác của các giả thiết liên quan tới viễn tuệ trong lập luận của chúng ta. Chẳng lẽ đây chỉ đơn thuần là một nhiệm vụ mà chúng ta miễn cưỡng phải giải quyết?
Như đã trình bày, đối với tôi lý do của công việc này có lẽ là chúng ta chỉ mới phải giải quyết ở đây một khía cạnh rất nhỏ của một vấn đề rộng lớn hơn nhiều mà chúng ta đã gặp phải ở thời điểm trước đây. Trên thực tế ngay khi chúng ta áp dụng hệ thống các định đề hình thức – các chuỗi định đề chắc chắn đúng vì chúng chỉ đơn thuần là những biến đổi các giả thiết mà chúng ta xuất phát để hình thành nội dung chính của phân tích cân bằng - cho tình huống một xã hội gồm một số người độc lập thì các câu hỏi, về cơ bản tương tự như những câu hỏi đã được đề cập, sẽ nảy sinh. Trong một thời gian dài tôi cảm thấy rằng bản thân khái niệm cân bằng và các phương pháp được sử dụng trong phân tích thuần tuý chỉ có nghĩa rõ ràng khi chúng ta giới hạn chúng trong phân tích hành động của một người đơn lẻ và rằng chúng ta thực sự đang bước sang một lĩnh vực khác và lặng lẽ đưa ra một nguyên lý mới với đặc điểm hoàn toàn khác khi chúng ta áp dụng nó để giải thích các tương tác của một số cá nhân khác nhau.
Tôi tin rằng có nhiều người không còn đủ kiên nhẫn và tin tưởng vào xu hướng chung xuất hiện trong tất cả các phân tích cân bằng hiện đại là chuyển kinh tế học thành một bộ môn logic thuần tuý, một tập các định đề hiển nhiên, tương tự như toán học hay hình học, có sự nhất quán nội tại, không phụ thuộc vào các kiểm nghiệm. Nhưng dường như, nếu chỉ dừng ở quá trình này, nó sẽ mang trong mình khiếm khuyết của chính bản thân nó. Trong quá trình chắt lọc những phần thuần tuý tiên thiên từ lý luận về các dữ kiện trong đời sống kinh tế, chúng ta chẳng những chỉ cô lập phần lý luận thành một dạng Logic Thuần tuý về Lựa chọn (Pure Logic of Choice) vào trong một toà pha-lê thuần khiết mà chúng ta còn cô lập và làm nổi bật vai trò của một bộ phận khác vốn chẳng được ai nhòm ngó đến. Phê phán của tôi đối với những xu hướng gần đây về xây dựng lý thuyết kinh tế ngày càng hình thức không phải là ở chỗ chúng ta đã đi quá xa mà là chúng ta vẫn chưa làm đủ để hoàn thiện quá trình phân tách bộ môn logic này và để khôi phục việc nghiên cứu các quá trình nhân quả vào đúng vị trí của nó thông qua việc sử dụng lý thuyết kinh tế hình thức như là một công cụ theo cách của toán học.
II
Nhưng trước khi tôi có thể chứng minh luận điểm của tôi là các định đề hình thức (tautological propositions) về phân tích thuần tuý về cân bằng như vậy không có khả năng áp dụng trực tiếp để giải thích các quan hệ xã hội, trước tiên tôi phải chỉ ra rằng khái niệm cân bằng có một nghĩa rõ ràng nếu nó được áp dụng cho những hành động của một cá nhân đơn lẻ và nghĩa này là gì. Để phản bác lại luận điểm của tôi người ta có thể nói rằng chính tại đây khái niệm cân bằng không có ý nghĩa, bởi vì, nếu một ai muốn áp dụng nó, tất cả những cái mà một người có thể nói có lẽ là một người riêng lẻ luôn luôn ở trạng thái cân bằng. Nhưng mệnh đề cuối cùng này, mặc dù là một sự thật hiển nhiên, không cho ta biết bất cứ điều gì khác hơn là cách mà khái niệm cân bằng thường bị sử dụng sai. Vấn đề không phải là ở chỗ liệu một người như thế có ở trạng thái cân bằng hay không mà là những hành động nào của anh ta thể hiện các mối quan hệ cân bằng với nhau. Tất cả các định đề phân tích cân bằng, như định đề cho rằng các giá trị tương đối sẽ tương ứng với các chi phí tương đối, hay một người sẽ cân bằng các lợi ích biên của bất kỳ một yếu tố nào trong những cách sử dụng khác nhau của yếu tố này, là các định đề về các mối quan hệ giữa các hành động. Các hành động của một người có thể được coi là ở trạng thái cân bằng chỉ ở chừng mực khi chúng có thể được xem như là bộ phận của một kế hoạch. Chỉ có như thế, tức là chỉ khi tất cả các hành động này đã được quyết định tại cùng một thời điểm và với cùng một tập các hoàn cảnh, thì các mệnh đề của chúng ta về mối quan hệ lẫn nhau giữa các hành động được rút ra từ các giả thiết về tri thức và sở thích của người này mới có một ứng dụng nào đó. Cần phải nhớ rằng cái gọi là “dữ liệu” (data), mà chúng ta dùng để sắp đặt trình tự phân tích, là (một phần xuất phát từ các sở thích của anh ta) tất cả những dữ kiện (facts) được đưa đến cho người đang được xem xét, những cái mà anh ta biết (hay tin) là tồn tại, và theo bất kỳ nghĩa nào, không phải là các dữ kiện khách quan. Chỉ với điều này các định đề mà chúng ta rút ra chắc chắn hợp lệ tiên thiên (necessarily a priori valid) và tính nhất quán của luận điểm được đảm bảo .
Hai kết luận chính rút ra từ sự suy luận này là, thứ nhất, do các quan hệ cân bằng tồn tại giữa các hành động kế tiếp của một người chỉ khi chúng là một phần của quá trình thực thi của cùng kế hoạch, bất kỳ sự thay đổi nào về tri thức liên quan (relevant knowledge) của người này, tức bất kỳ thay đổi nào khiến anh ta thay đổi kế hoạch, đều dẫn đến sự phá vỡ mối quan hệ cân bằng giữa các hành động được anh ta thực hiện trước và sau khi có sự thay đổi về tri thức. Nói cách khác, mối quan hệ cân bằng chỉ bao gồm các hành động trong giai đoạn mà các dự tính của anh ta tỏ ra là đúng. Thứ hai, do cân bằng là mối quan hệ giữa các hành động, và do các hành động của một người dứt khoát phải xảy ra liên tiếp theo thời gian, nên dòng thời gian hiển nhiên là thiết yếu hầu mang lại một ý nghĩa nào đó cho khái niệm cân bằng. Điều này đáng để bàn do nhiều nhà kinh tế dường như không đủ khả năng tìm ra một vị trí cho thời gian trong phân tích cân bằng và đã dẫn đến việc đưa ra ý tưởng cân bằng phải được nhìn nhận như là không chịu ảnh hưởng của thời gian. Với tôi có lẽ đây là một mệnh đề vô nghĩa.
III
Dù trước đây tôi đã nhắc đến việc phân tích cân bằng theo nghĩa này (tức mối quan hệ cân bằng giữa các hành động - chú thích của người dịch) sẽ có nghĩa mơ hồ khi áp dụng cho hoàn cảnh của một xã hội cạnh tranh, tất nhiên tôi không phủ nhận việc đưa ra khái niệm này ban đầu chính là để mô tả ý tưởng về một số loại hài hoà (balance) nào đó giữa các hành động của các cá nhân khác nhau. Tất cả những điều tôi đã biện luận trước đây là nghĩa của khái niệm cân bằng được sử dụng để mô tả sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các hành động khác nhau của một người không ứng dụng ngay được cho các mối quan hệ giữa các hành động của những người khác nhau. Thực sự vấn đề là chúng ta áp dụng nó như thế nào khi nói về cân bằng cho một hệ thống cạnh tranh.
Cách trả lời đầu tiên mà xem ra tiếp nối từ phương pháp tiếp cận trên của chúng ta là sự cân bằng trong quan hệ này tồn tại nếu các hành động của tất cả các thành viên trong xã hội ở một giai đoạn là toàn bộ sự thực thi các kế hoạch riêng lẻ mà mỗi trong số họ đã quyết định ngay tại điểm khởi đầu của giai đoạn. Nhưng, khi chúng ta muốn biết thêm điều này ngụ ý chính xác cái gì, thì dường như cách trả lời này tạo ra nhiều khó khăn hơn cái nó giải đáp. Việc áp dụng khái niệm cho trường hợp một người tách biệt (hay một nhóm người được chỉ đạo bởi một trong số họ) hành động trong một giai đoạn theo một kế hoạch định trước sẽ không vấp phải một khó khăn thực sự nào. Trong trường hợp này, việc thực thi kế hoạch sẽ có khả năng phán đoán được mà không cần phải thoả mãn bất kỳ điều kiện đặc biệt nào. Dĩ nhiên, kế hoạch có thể được xây dựng dựa trên các giả thiết không đúng về các dữ kiện bên ngoài và do vậy nó có thể cần phải được thay đổi. Nhưng sẽ luôn có một tập các dữ kiện bên ngoài có-khả-năng-phán-đoán-được khiến cho kế hoạch có thể được tiến hành như đã được nhận thức lúc ban đầu.
Tuy nhiên tình huống sẽ khác khi có một số người quyết định kế hoạch dù đồng thời nhưng độc lập với nhau. Trước tiên, để có thể tiến hành tất cả các kế hoạch này, chúng cần được xây dựng dựa trên kỳ vọng về cùng một tập các sự kiện bên ngoài, vì nếu giả sử những người khác nhau xây dựng các kế hoạch của họ dựa trên các kỳ vọng xung đột, thì sẽ không thể có tập sự kiện bên ngoài nào làm cho việc thực thi tất cả các kế hoạch này khả thi. Và thứ hai, trong một xã hội dựa trên trao đổi thì ở một chừng mực nào đó các kế hoạch sẽ dựa trên các hành động mà yêu cầu các hành động tương ứng từ phía các cá nhân khác. Điều này có nghĩa là, theo một nghĩa hẹp, các kế hoạch của các cá nhân khác nhau phải có khả năng tương hợp nếu thậm chí chúng ta phải tưởng tượng rằng họ sẽ có khả năng thi hành tất cả chúng. Hay nói một cách khác, vì một số "dữ liệu" mà một cá nhân bất kỳ sẽ sử dụng để xây dựng kế hoạch của mình sẽ là kỳ vọng để những người khác hành động theo một cách riêng, các kế hoạch khác nhau cần thiết phải tương hợp để sao cho các kế hoạch của một người bao gồm chính xác những hành động tạo thành các dữ liệu cung cấp cho các kế hoạch của những người khác.
Trong phương pháp truyền thống về phân tích cân bằng một phần khó khăn này hiển nhiên tránh được bằng cách giả thiết là dữ liệu, dưới dạng các lịch trình về cầu (demand schedule) thể hiện thị hiếu cá nhân và các dữ kiện chuyên ngành (technical facts), sẽ được cung cấp bình đẳng cho mọi cá nhân và hành động của họ dưới cùng một tập các giả thuyết bằng cách này hay cách khác sẽ dẫn đến sự thích ứng lẫn nhau giữa các kế hoạch. Chúng ta dễ dàng chỉ ra được phương pháp này thực tế không giải quyết ổn thoả những khó khăn phát sinh bởi việc các quyết định của một người là dữ liệu của người khác và do vậy ở một mức độ nào đó nó liên quan tới lý luận vòng vo. Tuy nhiên, dường như chúng ta vẫn còn bỏ sót một vấn đề là toàn bộ phương pháp này liên quan tới sự nhầm lẫn về một đối tượng tổng quát hơn nhiều, theo đó điểm vừa mới được đề cập chỉ là một ví dụ đặc biệt, mà nguyên nhân là do sự mập mờ nước đôi của thuật ngữ “dữ liệu đã biết” (datum). Dữ liệu mà được giả định ở đây là các dữ kiện khách quan và giống nhau cho tất cả mọi người hiển nhiên không còn là cùng một thứ như dữ liệu đã tạo nên điểm khởi đầu cho các quá trình biến đổi logic thuần tuý của Logic Thuần tuý về Lựa chọn. Ở đấy “dữ liệu” có nghĩa là tất cả những dữ kiện, và chỉ những dữ kiện, mà hiện hữu trong tâm trí của người thực hiện, và chỉ với sự diễn giải chủ quan này về khái niệm “dữ liệu đã biết” làm cho các định đề đó cần thiết đúng. “Dữ liệu đã biết” khi đó có nghĩa là được cho sẵn, đã biết đối với người đang được phân tích. Nhưng trong quá trình chuyển tiếp từ việc phân tích hành động của một cá nhân sang tình huống của một xã hội khái niệm “dữ liệu đã biết” đã có sự thay đổi ngầm về ý nghĩa.
IV
Sự nhầm lẫn về khái niệm “dữ liệu đã biết” là căn nguyên của rất nhiều khó khăn chúng ta gặp phải trong lĩnh vực này nên có lẽ chúng ta cần phải nhìn nhận nó ở mức độ chi tiết hơn. Tất nhiên, dữ liệu đã biết có nghĩa một cái gì đó đã cho sẵn, nhưng câu hỏi, mà vẫn còn để ngỏ, và trong khoa học xã hội có thể có hai câu trả lời, là với ai các dữ kiện được coi là cho sẵn. Trong tiềm thức các nhà kinh tế học dường như luôn băn khoăn về điểm này và đã tự chấn tĩnh chống lại linh cảm họ thực sự không biết với ai các sự kiện này được cho sẵn bằng cách nhấn mạnh thực tế chúng đã được cho sẵn, thậm trí bằng cách sử dụng những cách biểu đạt thừa thãi như “dữ liệu cho sẵn” (given data). Nhưng cách này không giải quyết được vấn đề liệu các dữ kiện đề cập được coi là cho sẵn đối với nhà kinh tế học đang quan sát hay đối với những người có các hành động mà nhà kinh tế học muốn giải thích, và, nếu là trường hợp sau thì chúng ta nên giả định hoặc tất cả những người khác nhau trong hệ thống biết đến cùng một tập các dữ kiện hay là “dữ liệu” cho những người khác nhau có thể khác nhau.
Không còn nghi ngờ gì nữa hai khái niệm “dữ liệu” này, một mặt, theo nghĩa các dữ kiện thực tế khách quan, được giả định là biết đối với nhà kinh tế đang quan sát, và mặt khác, theo nghĩa chủ quan, như là những cái được biết bởi những người mà hành vi của họ chúng ta cố gắng giải thích, là khác nhau thực sự về nền tảng và phải được lưu ý cẩn thận. Và rồi chúng ta sẽ thấy, câu hỏi tại sao dữ liệu theo nghĩa chủ quan của thuật ngữ nên luôn luôn tương ứng với dữ liệu khách quan là một trong những vấn đề chúng ta phải trả lời.
Tính hữu ích của sự phân biệt này ngay lập tức trở nên rõ ràng khi chúng ta áp dụng nó để tìm ý nghĩa cho khái niệm về một xã hội ở trạng thái cân bằng tại một thời điểm nào đó. Hiển nhiên có hai nghĩa người ta có thể nói về việc sự tương hợp giữa dữ liệu chủ quan, cho sẵn với những người khác nhau, và các kế hoạch riêng lẻ, mà cần thiết phải xây dựng dựa trên các dữ liệu này. Chúng ta có thể chỉ hàm ý đơn thuần là những kế hoạch này tương ứng lẫn nhau và do đó chúng ta cũng có thể nói có một tập các sự kiện bên ngoài có-khả-năng-phán-đoán-được cho phép mọi người tiến hành kế hoạch của họ và không gây ra bất kỳ sự thất vọng nào. Nếu giả sử sự tương hợp lẫn nhau giữa các ý định không được cho sẵn, và vì thế nếu không có tập sự kiện bên ngoài nào có thể thoả mãn toàn bộ các kỳ vọng, rõ ràng chúng ta có thể nói rằng đây không phải là trạng thái cân bằng. Có một tình huống chúng ta không thể tránh khỏi, đó là tồn tại sự điều chỉnh một vài nội dung của các kế hoạch của ít nhất một vài người, hay, dùng một mệnh có nghĩa mơ hồ trước đây, nhưng có lẽ hoàn toàn phù hợp với trường hợp này, đó là tồn tại các nhiễu loạn nội sinh (endogenous disturbances).
Tuy nhiên, vẫn còn một câu hỏi khác là liệu có tồn tại các tập dữ liệu chủ quan riêng lẻ tương ứng với dữ kiện khách quan và vì thế liệu các kỳ vọng mà các kế hoạch nương vào sẽ được các dữ kiện xác nhận. Nếu giả sử sự cân bằng đòi hỏi cần có sự tương ứng giữa các dữ liệu theo nghĩa này, thì tại thời điểm kết thúc giai đoạn hoạch định sẽ không bao giờ có thể xác định được cái gì khác ngoài việc xem xét lại quá khứ liệu tại điểm khởi đầu xã hội đã ở trạng thái cân bằng hay chưa. Trong trường hợp này có lẽ để phù hợp hơn với cách dùng thông thường chúng ta nói cân bằng, theo định nghĩa với nghĩa thứ nhất, có thể bị nhiễu bởi một sự mở rộng không-thể-dự-báo-trước của dữ liệu (khách quan) và chúng ta mô tả điều này như là một sự nhiễu loạn ngoại sinh. Thực tế, khái niệm được dùng rất nhiều để mô tả một sự thay đổi dữ liệu (khách quan) hầu như không thể có bất kỳ một nghĩa xác định nào trừ phi chúng ta phân biệt được những sự phát sinh bên ngoài tương hợp với những kỳ vọng chung và những cái khác với những kỳ vọng chung, và định nghĩa “sự thay đổi” là bất kỳ sự khác biệt nào giữa cái phát sinh thực tế và cái phát sinh theo kỳ vọng, không quan tâm đến việc liệu “sự thay đổi” có mang một nghĩa tuyệt đối hay không. Nếu giả sử sự thay đổi mùa bỗng dưng ngừng lại và sau một ngày nhất định thời tiết không thay đổi, thì dĩ nhiên điều này vẫn thể hiện một sự thay đổi dữ liệu theo cách của chúng ta, nghĩa là, một sự thay đổi tương đối so với kỳ vọng, mặc dù theo nghĩa tuyệt đối, nó không biểu hiện sự thay đổi mà là sự vắng mặt sự thay đổi. Dù thế nào điều này có nghĩa là chúng ta chỉ có thể nói về một sự thay đổi dữ liệu nếu như cân bằng theo nghĩa thứ nhất tồn tại, tức là, nếu các kỳ vọng hội tụ. Nếu giả sử chúng đối nghịch, bất kỳ sự phát sinh các dữ kiện bên ngoài nào có thể xác nhận kỳ vọng của một số người và làm thất vọng kỳ vọng của những người khác, và việc xác định đâu là sự thay đổi trong dữ liệu khách quan sẽ không thể.
V
Do vậy, chúng ta có thể nói về một trạng thái cân bằng tại một thời điểm cho một xã hội – nhưng chỉ với nghĩa là sự tương hợp giữa các kế hoạch khác nhau mà các cá nhân cấu thành xã hội đó xây dựng để hành động đúng lúc. Và một khi tồn tại sự cân bằng nó sẽ tiếp tục miễn là tồn tại sự tương ứng giữa các dữ liệu bên ngoài và các kỳ vọng chung của mọi thành viên của xã hội. Sự tiếp tục trạng thái cân bằng theo nghĩa này do vậy không phụ thuộc vào dữ liệu khách quan không đổi theo nghĩa tuyệt đối và không nhất thiết bị bó hẹp trong một quá trình ổn định (stationary process). Trên nguyên tắc phân tích cân bằng trở nên có thể áp dụng cho một xã hội thăng tiến (progressive society) và cho những mối quan hệ giá cả có yếu tố thời gian (intertemporal price relationships) mà đã gây ra cho chúng ta quá nhiều vấn đề trong thời gian gần đây.
Những suy xét này có lẽ hướng sự suy luận tới những mối quan hệ giữa cân bằng và viễn tuệ, mà đôi khi được tranh luận sôi nổi trong thời gian gần đây. Dường như khái niệm cân bằng chỉ đơn thuần hàm ý là sự viễn tuệ của các thành viên khác nhau trong xã hội theo một nghĩa hẹp sẽ trở nên chuẩn xác. Nó phải chuẩn xác theo nghĩa kế hoạch của bất kỳ người nào được xây dựng dựa trên kỳ vọng về những hành động được dự định thực hiện bởi những người khác và theo nghĩa tất cả những kế hoạch này được dựa trên kỳ vọng về cùng một tập các dữ kiện bên ngoài, sao cho dưới một số điều kiện nhất định không ai có bất kỳ lý do gì để thay đổi các kế hoạch của mình. Do vậy, như đôi khi được hiểu, sự viễn tuệ chuẩn xác không phải là một điều kiện ban đầu mà bắt buộc phải tồn tại để có khả năng xuất hiện sự cân bằng. Hơn thế nữa, đó là điểm đặc trưng của một trạng thái cân bằng. Mà với mục đích này cũng không cần sự viễn tuệ phải hoàn hảo theo nghĩa là cần phải mở rộng tới tương lai vô hạn hay là mọi người phải dự tính mọi thứ chuẩn xác. Thay vì vậy chúng ta nói rằng cân bằng sẽ tiếp diễn miễn là những dự tính tỏ ra chuẩn xác và rằng chúng chỉ cần phải chuẩn xác về những điểm liên quan tới các quyết định của những cá nhân. Nhưng vấn đề này, về nội dung của sự viễn tuệ hoặc tri thức liên quan, sẽ được trình bày ở phần áp chót.
Trước khi trình bày tiếp có lẽ tôi nên dừng lại một chút để minh hoạ bằng một ví dụ cụ thể cái tôi vừa nói về nghĩa của một trạng thái cân bằng và do đâu nó có thể bị nhiễu loạn. Xem xét quá trình chuẩn bị thực hiện diễn ra ở bất kỳ thời điểm nào trong lĩnh vực xây cất nhà cửa. Những người sản xuất gạch, lắp đặt hệ thống nước, và những người khác tất cả sẽ sản xuất các loại vật liệu mà trong mỗi trường hợp sẽ tương ứng với một số lượng nhất định những ngôi nhà mà khi xây dựng chỉ đòi hỏi những lượng vật liệu cụ thể này. Tương tự chúng ta có thể hình dung những người mua tiềm năng với những khoản tiết kiệm tích luỹ mà sẽ cho phép họ ở những thời điểm nhất định có khả năng mua một số hữu hạn những ngôi nhà. Nếu tất cả những hoạt động này thể hiện sự chuẩn bị cho quá trình xây dựng (và mua) cùng một số lượng ngôi nhà, chúng ta có thể nói là tồn tại sự cân bằng giữa những hoạt động này theo nghĩa mọi người liên quan nhận thấy họ có thể tiến hành các kế hoạch của mình. Điều này không nhất nhất phải diễn ra như vậy, vì các tình huống không thuộc kế hoạch hành động của họ có thể thay đổi khác với cái mà họ mong đợi. Một phần những vật liệu này có thể bị phá hỏng vì một sự kiện bất thường, điều kiện thời tiết có thể khiến cho không thể tiến hành việc xây dựng, hay một sáng chế có thể làm thay đổi tỷ lệ sử dụng các yếu tố sản xuất khác nhau. Đây là cái mà chúng ta gọi là một sự thay đổi trong dữ liệu (khách quan), mà làm nhiễu loạn cân bằng đã tồn tại. Nhưng nếu giả sử ngay từ lúc khởi đầu các kế hoạch khác nhau đã không tương hợp thì sự đổ vỡ và phải thay đổi kế hoạch của một vài người sẽ là điều không thể tránh khỏi và vì thế tổng thể các hành động trong thời kỳ sẽ không thể hiện những đặc điểm liên quan đó nếu tất cả hành động của mỗi cá nhân có thể được hiểu như là một bộ phận của một kế hoạch cá nhân đơn lẻ được anh ta xây dựng lúc bắt đầu.
VI
Trong mọi vấn đề ở đây, khi tôi nhấn mạnh tới sự khác biệt giữa sự tương hợp lẫn nhau đơn thuần của các kế hoạch riêng lẻ và sự tương ứng giữa chúng với các dữ kiện thực tế bên ngoài hay dữ liệu khách quan, thì không có nghĩa là tôi cho rằng các dữ kiện bên ngoài không mang lại sự thoả thuận chủ quan lẫn nhau theo một vài cách nào đó. Tất nhiên, không có lý do gì khiến cho dữ liệu chủ quan của những người khác nhau phải luôn tương ứng lẫn nhau trừ phi chúng đã là như vậy do sự trải nghiệm với cùng các dữ kiện khách quan. Nhưng vấn đề là phân tích thuần tuý về cân bằng không đề cập tới cách thức dẫn đến sự tương ứng này. Trong quá trình mô tả trạng thái cân bằng đang tồn tại như là kết quả của sự tương ứng, đơn giản người ta giả thiết dữ liệu chủ quan giống hệt dữ kiện khách quan. Chúng ta không thể suy ra các mối quan hệ cân bằng chỉ đơn thuần từ các dữ kiện khách quan, vì việc phân tích cái mà mọi người sẽ làm chỉ có thể bắt đầu từ cái họ biết. Phân tích cân bằng cũng không thể bắt đầu đơn thuần từ một tập dữ liệu chủ quan cho sẵn, do dữ liệu chủ quan của những người khác nhau sẽ hoặc có khả năng tương hợp hoặc không tương hợp với nhau, nghĩa là, chúng đã xác định liệu đã tồn tại sự cân bằng hay chưa.
Chúng ta sẽ không gặt hái thêm được điều gì nữa ở đây trừ phi chúng ta muốn biết lý do tại sao chúng ta lại quan tâm tới trạng thái cân bằng mà chúng ta bắt buộc phải tưởng tượng ra. Dù các nhà kinh tế quá thuần tuý (over-pure economists) đôi khi có phát biểu điều gì đi chăng nữa thì có lẽ không còn nghi ngờ gì hết sự biện hộ duy nhất cho điều này là sự tồn tại được giả định (the supposed existence) của xu hướng tiến tới sự cân bằng. Chỉ với nhận định này kinh tế học sẽ không còn là một bài toán logic thuần túy và trở thành khoa học thực nghiệm; và nó phải là kinh tế học như là một ngành khoa học thực nghiệm mà bây giờ chúng ta đề cập đến.
Sự phân tích về nghĩa của một trạng thái cân bằng giúp chúng ta giải toả khỏi những lo âu khi muốn nói đến nội dung thực sự của nhận định về sự tồn tại của một xu hướng hướng tới cân bằng. Có thể nó hầu như không hàm ý gì cả ngoài chuyện dưới những điều kiện nhất định, chúng ta giả định tri thức và ý định của các thành viên khác nhau trong xã hội sẽ ngày càng tiến tới sự đồng thuận, hay nói một cách khác kém tổng quát và kém chính xác hơn nhưng cụ thể hơn, các kỳ vọng của mọi người và cụ thể của các doanh nhân sẽ ngày càng trở nên chuẩn xác. Ở dạng này nhận định về sự tồn tại của một xu hướng hướng tới cân bằng rõ ràng là một định đề thực nghiệm, nghĩa là, ít nhất trên nguyên tắc một nhận định về cái xảy ra trong thế giới hiện thực phải cho phép kiểm chứng. Và nó khiến mệnh đề khá trừu tượng của chúng mang một nghĩa phổ thông hơn nhiều. Có điều là chúng ta vẫn chưa làm sáng tỏ về (a) các điều kiện để giả định xu hướng này tồn tại và (b) bản chất của quá trình dẫn đến sự thay đổi của tri thức riêng lẻ.
VII
Trong những cách trình bày thông thường về phân tích cân bằng nhìn chung những câu hỏi về sự cân bằng diễn ra như thế nào như thể đã được giải quyết. Nhưng, nếu để ý kỹ hơn, chúng ta nhanh chóng phát hiện ra rằng những cái tưởng như rõ như ban ngày này có giá trị không hơn gì việc chứng minh cho cái đã được giả thiết. Phương thức nói chung dùng cho mục đích này là giả thiết về một thị trường hoàn hảo tại đó mọi thành viên biết ngay tức thời tất cả các sự kiện. Ở đây cần phải nhớ rằng thị trường hoàn hảo vì mục đích thoả mãn các giả thiết về phân tích cân bằng phải không được bó hẹp trong các thị trường cụ thể của tất cả các hàng hoá riêng lẻ; toàn bộ nền kinh tế phải được giả định là một thị trường hoàn hảo trong đó mọi người biết mọi thứ. Giả thiết về thị trường hoàn hảo, do vậy chỉ có nghĩa đơn giản là mọi thành viên của cộng đồng, ngay cả khi không được giả định là hoàn toàn thông tuệ, ít nhất được giả định là phải tự động biết mọi việc liên quan đến quyết định của mình. Dường như nhân vật quái đản của chúng ta, “con người kinh tế”, kẻ mà chúng ta đã từng xua đuổi bằng ăn chay và cầu nguyện, đã trở lại qua lối cửa sau dưới lốt của kẻ gần như thông suốt.
Mệnh đề nếu mọi người biết mọi thứ thì họ ở trạng thái cân bằng đúng đơn giản bởi vì đó chính là cái mà chúng ta định nghĩa cân bằng. Giả thiết về một thị trường hoàn hảo theo nghĩa này chỉ là cách nói khác về sự tồn tại cân bằng nhưng không đưa chúng ta tới gần hơn điều cần phải giải thích là khi nào và bằng cách nào một trạng thái như thế sẽ đạt được. Rõ ràng nếu chúng ta muốn khẳng định, dưới những điều kiện nhất định, mọi người sẽ tiến tới trạng thái đó, chúng ta phải giải thích thông qua quá trình nào họ sẽ tiếp thu được tri thức cần thiết. Tất nhiên, bất kỳ giả thiết nào về quá trình tiếp thu tri thức trong thực tế bằng quá trình này cũng sẽ có đặc tính giả thuyết. Nhưng điều này không có nghĩa là mọi giả thiết như thế đều được phán xét bình đằng. Ở đây chúng ta phải giải quyết các giả thiết nhân quả sao cho cái được giả thiết phải không những chỉ được xem như là có thể (tất nhiên không phải cho trường hợp chúng ta coi mọi người thông suốt) mà cũng còn phải được xem như là có khả năng đúng; và ít nhất trên nguyên tắc, phải có khả năng minh hoạ nó đúng trong các trường hợp cụ thể.
Điểm quan trọng ở đây là những giả thuyết hay giả thiết dường như là phụ trợ này mà đề cập đến việc mọi người học từ kinh nghiệm, và về cách họ tiếp thu tri thức, lại cấu thành nội dung thực nghiệm của các định đề về cái xảy ra trong thế giới thực. Chúng thường ẩn nấp và biểu hiện một cách không trọn vẹn dưới dạng một sự mô tả về loại thị trường mà định đề của chúng ta đề cập đến; nhưng đây chỉ là một khía cạnh, mặc dù có lẽ là quan trọng nhất, của vấn đề tổng quát hơn là bằng cách nào tri thức được tiếp thu và truyền đạt. Điều quan trọng mà dường như các nhà kinh tế học thường không nhận thức được là trên nhiều phương diện bản chất của những giả thuyết này thực ra khác với các giả thiết tổng quát hơn để xây dựng Logic Thuần tuý về Lựa chọn. Với tôi có lẽ có hai khác biệt chính:
Thứ nhất, các giả thiết để hình thành Logic Thuần tuý về Lựa chọn là các dữ kiện mà chúng ta biết là chung cho tất cả suy nghĩ của mọi người. Chúng có lẽ được xem như là các tiên đề để xác định hay phân định lĩnh vực mà trong phạm vi đó chúng ta có thể hiểu hay có thể tái cấu trúc bằng tưởng tượng các quá trình suy nghĩ của những người khác. Do vậy chúng có khả năng áp dụng rộng rãi cho lĩnh vực chúng ta quan tâm - mặc dù, tất nhiên, các hạn chế của lĩnh vực này cụ thể ở chỗ nào là một câu hỏi thực nghiệm. Chúng đề cập tới một dạng hành động của con người (cái mà chúng ta thường gọi là lý tính, thậm trí đơn thuần là ý thức, phân biệt với hành động bản năng) thay vì tới các điều kiện cụ thể tại đó hành động này được tiến hành. Nhưng các giả thiết hay giả thuyết sẽ phải đưa ra để giải thích các quá trình xã hội lại liên quan tới mối quan hệ giữa sự suy nghĩ của một cá nhân với thế giới bên ngoài làm nảy sinh câu hỏi ở mức độ nào và bằng cách nào tri thức của anh ta tương ứng với các dữ kiện bên ngoài. Và các giả thuyết cần phải thể hiện dưới dạng các nhận định về các liên kết nhân quả, về kinh nghiệm tạo thành tri thức như thế nào.
Thứ hai, trong khi chúng ta có thể thực hiện việc phân tích một cách kín kẽ trong lĩnh vực Logic Thuần tuý về Lựa chọn, tức trong khi ở đây chúng ta có thể phát triển một hệ thống hình thức bao gồm mọi tình huống có-khả-năng-phán-đoán-được, thì các giả thuyết bổ trợ nhất thiết phải chọn lọc, nghĩa là, chúng ta phải chọn trong một số lượng không giới hạn các tình huống khả thể các dạng lý tưởng cho một vài mục đích nào đó mà chúng ta coi là có liên quan đặc biệt tới các điều kiện của thế giới thực. Tất nhiên, chúng ta cũng có thể xây dựng một ngành khoa học riêng biệt, mà chủ đề của nó xuất phát từ định nghĩa bị bó hẹp vào khái niệm “thị trường hoàn hảo” hay một số khách thể được định nghĩa theo cách tương tự, đúng như cách mà Logic Lựa chọn áp dụng chỉ cho những cá nhân phải phân bổ các phương tiện hữu hạn cho một loạt các mục đích. Và với ngành khoa học được định nghĩa theo cách như vậy các định đề của chúng ta sẽ lại trở nên đúng tiên thiên, nhưng với một cách thức như thế chúng ta thiếu hẳn sự phán xét, mà điểm cốt yếu lại nằm trong giả thiết, về vấn đề tình huống trong thế giới thực tương tự với cái chúng ta giả thiết về nó.
VIII
Bây giờ tôi phải quay trở lại câu hỏi đâu là các giả thuyết cụ thể về điều kiện theo đó mọi người được giả định là tiếp thu tri thức liên quan và về quá trình mà họ được giả định là tiếp thu tri thức đó. Nếu giả sử chúng ta biết chút gì đó về cái mà các giả thuyết thường sử dụng trên phương diện này, chúng ta sẽ phải rà soát chúng trên hai khía cạnh: chúng ta phải xem xét liệu chúng đã cần và đủ để giải thích một chuyển động hướng tới cân bằng và chúng ta phải chỉ ra ở mức độ nào chúng được xác nhận bằng thực tế. Nhưng tôi e rằng tôi đang tiến tới một giai đoạn cực kỳ khó khăn để nói chính xác nội dung của các giả thiết mà chúng ta căn cứ vào đó để nhận định rằng sẽ có một xu hướng hướng tới cân bằng và để khẳng định phân tích của chúng ta có ứng dụng đối với thế giới thực. Tôi không thể giả bộ là tôi đã tiến xa hơn trên vấn đề này. Do vậy, tất cả cái tôi có thể làm là phải đưa ra một số câu hỏi để đi tìm một lời giải đáp nếu chúng ta muốn ý nghĩa của luận điểm của chúng ta trở nên rõ ràng.
Để thiết lập sự cân bằng điều kiện cần duy nhất mà các nhà kinh tế đã khá đồng thuận là sự “không đổi của dữ liệu”. Nhưng sau quá trình phân tích về sự mơ hồ của khái niệm “dữ liệu đã biết” chúng ta sẽ nghi ngờ, và đúng vậy, là điều này sẽ không giúp chúng ta đi xa hơn. Ngay cả khi chúng ta giả thiết – vì có thể chúng ta phải làm như vậy – là thuật ngữ được sử dụng ở đây theo nghĩa khách quan (cần lưu ý bao gồm các sở thích của các cá nhân khác nhau) thì rõ ràng không còn có cách nào khác ngoài việc điều này hoặc bắt buộc phải tồn tại hoặc đủ để mọi người thực sự tiếp thu được tri thức cần thiết hoặc điều này đã được ngụ ý như một mệnh đề về các điều kiện theo đó họ sẽ làm như thế. Lún sâu hơn nữa, tuỳ mức độ khác nhau, khi một số tác giả cảm thấy cần thiết phải thêm “tri thức hoàn hảo” như là một điều kiện bổ trợ và tách biệt. Và thực ra, chúng ta sẽ thấy rằng sự không thay đổi của dữ liệu khách quan chẳng phải là một điều kiện cần hay là một điều kiện đủ. Điều khiến nó không thể là một điều kiện đủ được suy ra từ thực tế, thứ nhất là, không ai muốn biên dịch nó theo nghĩa tuyệt đối không có cái gì bắt buộc phải luôn xảy ra trên thế giới, và thứ hai là, như chúng ta đã thấy, ngay khi chúng ta muốn đưa vào các thay đổi xảy ra định kỳ hoặc có lẽ ngay cả các thay đổi xảy ra với một tỷ lệ không đổi, cách duy nhất giúp chúng ta có thể định nghĩa không đổi là đề cập tới các kỳ vọng. Để điều kiện này có nghĩa thì tất cả cái cần phải có là phải có một mức độ đều đặn có-thể-phán-đoán-được trên thế giới khiến cho việc dự đoán các sự kiện chính xác trở nên khả thể. Nhưng, trong khi điều này rõ ràng không đủ để chứng tỏ rằng mọi người sẽ biết cách dự báo các sự kiện chính xác, thì nhận định này cũng đúng không kém ngay cả đối với sự không đổi của dữ liệu theo nghĩa tuyệt đối. Với bất kỳ một cá nhân nào, không có cách nào sự không đổi của dữ liệu lại hàm ý sự không đổi của tất cả các dữ kiện độc lập với anh ta, tất nhiên vì chúng ta chỉ có thể giả định các sở thích chứ không phải các hành động của những người khác là không đổi theo nghĩa này. Và do tất cả những người khác này sẽ thay đổi các quyết định của họ khi họ có kinh nghiệm về các dữ kiện bên ngoài và về hành động cuả những người khác, nên không có lý do gì khiến cho những quá trình thay đổi kế tiếp nhau này phải luôn luôn tiến về một hướng. Chúng ta đã biết rõ những khó khăn này và việc tôi đề cập chúng ở đây chỉ để nhắc lại cho các bạn là thực tế chúng ta biết ít ỏi như thế nào về các điều kiện để luôn có được một sự cân bằng. Nhưng tôi không có ý định tiếp tục cách tiếp cận này thêm nữa, dù là không phải bởi vì chúng ta không có những vấn đề thực nghiệm lý thú chưa được giải quyết liên quan đến mức độ tiếp thu của mọi người (nghĩa là, dữ liệu chủ quan đó sẽ trở nên tương ứng lẫn nhau và tương ứng với các dữ kiện khách quan). Có lẽ với tôi lý do thực ra là có một cách tiếp cận khác và hiệu quả hơn tới vấn đề trọng tâm.
IX
Câu hỏi mà tôi vừa mới bàn luận liên quan tới các điều kiện và quá trình mọi người có khả năng tiếp thu tri thức cần thiết ít nhất đã nhận được một số quan tâm trong các nghiên cứu trước đây. Nhưng có lẽ với tôi vẫn còn một câu hỏi nữa cũng quan trọng không kém nhưng lại không được chú ý tới là các cá nhân khác nhau phải sở hữu bao nhiêu tri thức và loại tri thức nào để chúng ta có thể nói về cân bằng. Rõ ràng là, nếu khái niệm phải mang một ý nghĩa thực nghiệm nào đó thì chúng ta không thể giả định trước rằng là mọi người biết mọi thứ. Tôi đã phải dùng đến thuật ngữ chưa được định nghĩa “tri thức liên quan”, tức tri thức liên quan đến một người cụ thể. Nhưng tri thức liên quan này là gì? hầu như nó không thể mang nghĩa đơn giản là tri thức thực sự đã ảnh hưởng đến các hành động của anh ta, bởi vì các quyết định của anh ta có thể đã khác nếu như, ví dụ, tri thức anh ta sở hữu là đúng thay vì không đúng hoặc nếu như anh ta sở hữu tri thức về những lĩnh vực hoàn toàn khác nhau.
Rõ ràng ở đây có một vấn đề về sự Phân công Tri thức mà hoàn toàn tương tự và ít nhất quan trọng như vấn đề phân công lao động. Nhưng, trong khi vấn đề sau đã là một trong những chủ đề chính của các nghiên cứu ngay từ khi bắt đầu ngành kinh tế học, thì vấn đề trước hoàn toàn bị bỏ qua, mặc dù với tôi nó dường như là vấn đề hết sức trọng tâm của kinh tế học với tư cách là một ngành khoa học xã hội. Vấn đề chúng ta có ý định giải quyết là bằng cách nào các tương tác tự phát của một số người, mà mỗi một trong số họ sở hữu chỉ một phần nhỏ tri thức, mang lại một tình trạng (state of affairs) mà tại đó các mức giá tương ứng với chi phí, vv…, và tình trạng này giống như cái có thể được tạo ra bằng định hướng chủ tâm chỉ bởi một số người sở hữu tri thức tổng hợp của mọi cá nhân kia. Và kinh nghiệm cho thấy một số thuộc loại này xảy ra, vì quan sát thực nghiệm về xu hướng tương ứng của các mức giá so với chi phí đã là điểm khởi đầu của ngành kinh tế học. Nhưng trong phân tích của chúng ta, thay vì đưa ra được phần thông tin mà những người khác nhau phải sở hữu nhằm mang lại kết quả đó, thì chúng ta trên thực tế lại rơi vào giả thiết mọi người biết mọi thứ và vì thế lảng tránh giải pháp thực sự cho vấn đề.
Tuy nhiên trước khi có thể tiếp tục xem xét sự phân công tri thức giữa những người khác nhau, tôi cần phải nói rõ về loại tri thức liên quan đến chuỗi phân tích này. Việc chỉ nhấn mạnh đến vai trò của tri thức về giá cả đã trở thành thói quen giữa các nhà kinh tế hiển nhiên bởi vì – như là một hậu quả của những nhầm lẫn giữa dữ liệu khách quan và chủ quan – tri thức đầy đủ về các dữ kiện khách quan đã được đem ra làm giả thiết. Trong thời gian gần đây ngay cả tri thức về các mức giá hiện tại cũng đã được đem ra làm giả thiết đến nỗi loại phân tích duy nhất trong đó còn chứa đựng câu hỏi về tri thức là sự phỏng đoán các mức giá trong tương lai. Nhưng, như tôi đã chỉ ra ở phần đầu bài viết này, các kỳ vọng giá cả và thậm trí tri thức về các mức giá hiện tại chỉ là một phần rất nhỏ của vấn đề tri thức theo tôi biết. Mảng rộng hơn của vấn đề tri thức tôi quan tâm là tri thức về hiện tượng cơ bản bằng cách nào các mặt hàng khác nhau có thể được tiếp nhận và sử dụng, và ở những điều kiện nào chúng thực sự được tiếp nhận và sử dụng, nghĩa là, câu hỏi tổng quát tại sao dữ liệu chủ quan với những người khác nhau tương ứng với các dữ kiện khách quan.
Vấn đề tri thức của chúng ta ở đây chỉ là sự tồn tại của mối quan hệ tương ứng này mà đơn giản được giả định là phải tồn tại trong phần lớn những nghiên cứu cân bằng gần đây, nhưng chúng ta phải giải thích mối quan hệ tương ứng này nếu chúng ta muốn chỉ ra tại sao các định đề, mà nhất thiết đúng về thái độ của một người hướng tới những vật mà anh ta tin là có những giá trị nhất định, nên trở nên đúng về các hành động của xã hội liên quan đến những cái hoặc có những giá trị này hoặc thông thường, vì một vài lý do mà chúng ta sẽ phải giải thích, được các thành viên của xã hội sở hữu những giá trị này tin.
Nhưng, quay trở lại vấn đề đặc biệt tôi vẫn đang bàn, lượng tri thức mà các cá nhân khác nhau phải sở hữu để có thể xuất hiện sự cân bằng (hay tri thức “liên quan” họ phải sở hữu): chúng ta sẽ tiến gần hơn tới câu trả lời nếu chúng ta nhớ cách làm cho mệnh đề hoặc sự cân bằng đã không tồn tại hoặc nó đã bị nhiễu loạn có thể trở nên rõ ràng. Chúng ta thấy rằng các kết nối cân bằng sẽ bị nguy hại nếu một người nào đó thay đổi kế hoạch, hoặc bởi vì các thị hiếu của anh ta thay đổi (mà chúng ta sẽ không bàn đến đến ở đây) hoặc bởi vì các dữ kiện mới anh ta vừa biết. Nhưng hiển nhiên có hai cách khác nhau giúp anh ta có thể biết về dữ kiện mới dẫn đến sự thay đổi kế hoạch, mà vì các mục đích của chúng ta, nhìn chung có ý nghĩa khác nhau. Anh ta có thể biết các dữ kiện mới một cách tình cờ, nghĩa là, không phải là kết quả tất yếu của việc anh ta cố gắng thực hiện kế hoạch gốc, hoặc một điều không thể tránh khỏi là trong quá trình cố gắng anh ta sẽ thấy sự khác biệt giữa các dữ kiện và cái anh ta mong đợi. Rõ ràng là, để anh ta có thể thực hiện đúng theo kế hoạch, tri thức của anh ta cần phải chuẩn xác chỉ tại những thời điểm mà chắc chắn nó sẽ được xác nhận hay được hiệu chỉnh trong quá trình thực thi kế hoạch. Nhưng ngay cả nếu anh ta đã có loại tri thức này thì anh ta có thể vẫn không có tri thức về những cái mà chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch của anh ta.
Do vậy, kết luận chúng ta phải đưa ra là tri thức liên quan mà anh ta phải sở hữu để có thể đưa ra sự cân bằng là tri thức mà anh ta chắc chắn có được về xuất phát điểm và kế hoạch được thực hiện sau đó. Nếu giả sử anh ta tiếp thu chúng một cách tình cờ thì rõ ràng không phải mọi tri thức sẽ hữu dụng với anh ta và dẫn đễn một sự thay đổi trong kế hoạch của anh ta. Và do vậy chúng ta có thể có một vị trí cân bằng rất tốt chỉ bởi vì một số người không có cơ hội biết về các dữ kiện mà, nếu như họ biết chúng, sẽ khiến họ thay đổi kế hoạch. Hay, nói một cách khác, tri thức mà một người chắc chắn có được trong quá trình thực hiện kế hoạch ban đầu và các thay đổi tiếp theo để có khả năng đạt đến một sự cân bằng chỉ là tương đối.
Trong khi về một nghĩa nào đó một vị trí như thế thể hiện một vị trí cân bằng, thì rõ ràng nó không phải là một sự cân bằng với nghĩa đặc biệt theo đó cân bằng được đề cập như là một loại vị trí tối ưu. Để việc kết hợp các phần nhỏ tri thức đơn lẻ tạo ra kết quả có khả năng so sánh với các kết quả mà một nhà độc tài thông tuệ định hướng thì các điều kiện khác nữa rõ ràng phải được đưa vào. Và trong khi dường như hiển nhiên là chúng ta có thể xác định được lượng tri thức mà các cá nhân phải sở hữu để đạt được kết quả này, thì tôi biết không có một cố gắng thực sự nào đi theo hướng này. Một điều kiện có lẽ sẽ là mỗi phương án sử dụng khác nhau của bất kỳ loại nguồn lực nào cần được biết đối với chủ sở hữu của một số những nguồn lực như thế mà thực tế đã được sử dụng cho một mục đích khác và theo cách này tất cả phương án sử dụng khác nhau của những nguồn lực này có quan hệ, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, với nhau. Tuy nhiên tôi đề cập đến điều kiện này chỉ như là một ví dụ về bằng cách nào trong hầu hết các trường hợp điều kiện trong mỗi ngành luôn tồn tại một số lượng người nhất định sở hữu tất cả các tri thức liên quan sẽ trở thành điều kiện đủ. Chi tiết hoá điều này thêm nữa sẽ là một việc rất việc thú vị và quan trọng nhưng là một nhiệm vụ mà sẽ vượt quá xa phạm vi của bài viết này.
Mặc dù tới thời điểm này phần lớn cái tôi nói được thể hiện dưới dạng phê phán, nhưng tôi không muốn tỏ ra quá nản lòng về cái chúng ta đã đạt được. Ngay cả nếu chúng ta đã bỏ qua một mắt xích cốt yếu trong luận điểm của chúng ta, tôi vẫn tin rằng, với nội dung được ngụ ý trong phân tích của chúng ta, kinh tế học đã tiến tới gần hơn bất kỳ ngành xã hội học nào trong việc trả lời câu hỏi trung tâm của mọi ngành khoa học xã hội, bằng cách nào sự kết hợp các phần tri thức tồn tại trong những bộ óc khác nhau có thể đưa đến những kết quả mà, nếu như chúng được hình thành một cách có chủ ý, sẽ đòi hỏi thuộc về bộ óc định hướng (directing mind) mà không một người nào có thể sở hữu. Theo nghĩa này thực ra có lẽ đối với tôi việc chỉ ra rằng, dưới những điều kiện mà chúng ta có thể xác định, các hành động tự phát của các cá nhân sẽ đem đến một sự phân bổ các nguồn lực mà có thể được hiểu cứ như là nó đã được thực hiện theo một kế hoạch duy nhất mặc dù không ai hoạch định nó, là một câu trả lời cho vấn đề đôi khi được mô tả một cách ngụ ý dưới dạng “trí tuệ xã hội” (social mind). Nhưng chúng ta phải không được ngạc nhiên là những khẳng định như thế về phía chúng ta thường bị các nhà xã hội học bác bỏ vì chúng ta đã không xây dựng chúng trên những nền tảng đúng đắn.
Trong chuỗi phân tích này tôi chỉ muốn đề cập thêm một điểm nữa. Đó là, nếu xu hướng hướng tới cân bằng, mà chúng ta có lý do để tin là tồn tại trên các nền tảng thực nghiệm, chỉ hướng tới một sự cân bằng tương đối với loại tri thức mà mọi người sẽ có được trong quá trình hoạt động kinh tế, và nếu bất kỳ sự thay đổi tri thức nào khác cần phải được nhìn nhận như là một “sự thay đổi dữ liệu” theo nghĩa thông thường của thuật ngữ này, mà lại nằm ngoài phạm vi phân tích cân bằng, thì điều này sẽ có nghĩa là phân tích cân bằng thực sự không thể cho chúng ta biết gì về vai trò của những thay đổi như thế trong tri thức, và điều này cũng sẽ tiến tới giải thích việc phân tích thuần tuý dường như có quá ít cái để nói về các thể chế, như hệ thống báo chí, mà mục đích của nó là để truyền đạt tri thức. Thậm trí nó cũng có thể giải thích tại sao sự nghiên hẳn về phân tích thuần tuý lại thường tạo ra sự mù quáng kỳ quái về vai trò mà các loại thể chế như quảng cáo đóng góp trong đời sống thực.
X
Với những lưu ý không hệ thống thêm vào này về chủ đề đáng ra phải được xem xét cẩn thận hơn nữa tôi phải kết thúc nghiên cứu của tôi về những vấn đề này. Chỉ còn một hoặc hai lưu ý nữa tôi muốn nói thêm.
Một là, trong khi nhấn mạnh đến bản chất của các định đề thực nghiệm mà chúng ta phải sử dụng nếu mục đích của hệ thống hình thức của phân tích cân bằng là để phục vụ cho việc giải thích về một thế giới thực, và trong khi nhấn mạnh rằng các định đề về cách thức mọi người sẽ học, mà liên quan đến chuỗi phân tích này, thuộc về một bản chất hoàn toàn khác với những cái của phân tích hình thức, tôi không định đề xuất là cái đó mở ra trước mắt một lĩnh vực rộng lớn cho nghiên cứu thực nghiệm. Tôi rất nghi ngờ liệu việc nghiên cứu như thế sẽ cho chúng ta biết thêm điều gì mới. Điểm quan trọng thực ra là chúng ta nên phân biệt rõ ràng đâu là những câu hỏi về dữ kiện mà khả năng ứng dụng luận điểm của chúng ta đối với thế giới thực phụ thuộc vào, hay, nói một cách khác, tại thời điểm nào luận điểm của chúng ta, khi được áp dụng cho các hiện tượng của thế giới thực, trở nên phụ thuộc vào sự kiểm chứng.
Điểm thứ hai mà tất nhiên tôi không hề có ý định nói là các loại vấn đề tôi đã đề cập là mới lạ so với những luận điểm của các nhà kinh tế thuộc những thế hệ trước. Điều duy nhất tôi có thể đưa ra để phản bác lại họ là họ đã quá lẫn lộn giữa hai loại định đề, tiên nghiệm và thực nghiệm, mà mọi nhà kinh tế thực dụng dùng tràn lan, đến nỗi chúng ta thường xuyên không thể biết loại hợp lệ nào họ đã viện đến cho một mệnh đề cụ thể. Những công trình gần đây hơn đã tránh được lỗi lầm này – nhưng chỉ dừng ở mức loại bỏ ngày càng nhiều những kiểu liên quan mơ hồ ẩn chứa trong những luận điểm của họ về các hiện tượng của thế giới thực. Tất cả những cái tôi đã cố gắng thực hiện là tìm đường đưa phân tích của chúng ta quay trở lại nghĩa thông dụng, mà tôi e rằng, chúng ta sẽ có khả năng mất phương hướng khi phân tích trở nên quá cụ thể và phức tạp. Bạn thậm trí có thể cảm thấy hấu hết cái tôi đã trình bày là cũ rích. Nhưng theo thời gian có lẽ cần phải tách cái tôi của một người ra khỏi các thuật ngữ chuyên môn của luận điểm và đặt một câu hỏi hoàn toàn chất phác tất cả mọi thứ là về cái gì. Nếu tôi chỉ đưa ra là trong một số khía cạnh việc trả lời câu hỏi này không chỉ là không hiển nhiên mà đôi khi thậm trí là chúng ta lại không biết rõ đó là cái gì, thì tôi đã đạt được mục đích đặt ra.
Về Đầu Trang Go down
https://quantrikinhdoanh.all-up.com
 
Kinh tế học và Tri thức
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Ý THỨC & HAI GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH NHẬN THỨC
»  Tại sao trong nhận thức và hoạt động thực tiễn con người cần có quan điểm toàn diện và quan điểm lịch sử-cụ thể?
» Kinh tế học gia đình
» Điểm tổng kết môn Kinh Tế Vi Mô
» 8 nguyên nhân dẫn tới nợ nần trong kinh doanh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
QUẢN TRỊ KINH DOANH :: KIÊN THỨC HỌC TẬP :: CƠ SỞ NGÀNH-
Chuyển đến